av2-15708493696291390131957-crop-1570849393865345497046.jpgSau Xương khớp Ông Bồng bị truy lùng, phát lộ Xương khớp Bà Ngọ quảng cáo như “thần dược”

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn, không ngừng tàn phá sức khỏe người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Lợi dụng điều này, sản phẩm thực phẩm chức năng "Xương khớp Bà Ngọ" đã tung ra các chiêu quảng cáo như thuốc, dùng những clip tư vấn chữa bệnh của VTV để cắt ghép, thêm lời khuyên nên dùng sản phẩm: "Xương khớp Bà Ngọ" nhằm đánh lừa người bệnh.

Tương tự như cộng đồng khởi nghiệp FAA bán sản phẩm "Xương khớp Ông Bồng", những người trẻ trong cộng đồng khởi nghiệp ILIKA cũng áp dụng chiêu trò giả danh bác sỹ, chuyên gia để tư vấn, bán sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" qua điện thoại và trên Facebook.

screen-shot-2019-10-14-at-71639-am-15710152631921023873301.png

Thanh niên trẻ tuổi khoác áo blue, tự giới thiệu: "Tôi là Khang, chuyên gia điều trị của nhà thuốc đông y Xương khớp Bà Ngọ". Ảnh cắt từ clip

Họ đa số là sinh viên mới ra trường, thậm chí vừa học hết cấp 3, không có bằng cấp, chuyên môn về y dược nhưng thuộc làu những lời quảng cáo "có cánh" để tư vấn và "chốt đơn": "Chúng tôi - những bác sĩ Đông y với kinh nghiệm hàng chục năm chữa bệnh xương khớp bằng các bài thuốc thảo dược thiên nhiên đã chữa khỏi bệnh cho cả ngàn người…"

Tiếp tục xác thực sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" quảng cáo như thuốc đặc trị, trong vai một người bệnh, chúng tôi gọi đến hotline hiện trên nhiều trang website bán sản phẩm sau đó được một người phụ nữ giới thiệu: "Thuốc này là gia truyền do mấy đời nhà chúng tôi để lại, nhiều người trên khắp cả nước đã dùng và khỏi hẳn. Anh để lại thông tin chúng tôi sẽ có bác sỹ liên hệ lại tư vấn cụ thể".

screen-shot-2019-10-14-at-72238-am-15710152759091419958154.png

Một clip của VTV về phòng và điều trị chứng bệnh xương khớp đã bị cắt ghép, chèn thêm quảng cáo sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" để đánh lừa người bệnh.

Thậm chí trên nhiều fanpage bán "Xương khớp Bà Ngọ" còn quảng cáo sản phẩm này hiệu quả hơn cả thuốc: "Hiệu quả ngay sau khi sử dụng 1 – 2 tuần, an toàn tuyệt đối, tái tạo mô xương, chống loãng xương, tăng cường dịch khớp, điều trị dứt điểm ngay tại nhà…".

Lợi dụng tâm lý "có bệnh vái tứ phương", bộ sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" sau khi được quảng cáo là thuốc đặc trị đã được đẩy lên giá khoảng 3 triệu đồng. Thậm chí cao hơn, tùy nhu cầu và lòng tin của mỗi người bệnh.

screen-shot-2019-10-12-at-94022-am-1570848488900606760721.png

Thực phẩm chức năng "Xương khớp Bà Ngọ" quảng cáo như "thần dược", điều trị tận gốc các chứng bệnh về xương khớp.

Điểm giống với sản phẩm "Xương khớp Ông Bồng" mà Báo Gia đình & Xã hội đã phản ánh đang được Thanh tra Sở Y tế Hà Nội xác minh, sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" chỉ hoạt động bán hàng trên Facebook và điện thoại thông qua các bác sĩ "online".

Bên cạnh đó, những thông tin quảng cáo về "Xương khớp Bà Ngọ" đưa ra rất nhiều địa chỉ của nhà thuốc mà không cố định 1 nơi. Thậm chí, có trang quảng cáo địa chỉ ở số 2 Lê Văn Thiêm (Thanh Xuân, Hà Nội) trùng địa chỉ với "Xương khớp Ông Bồng".

73146906568386290367249310286648124375040n-1571015310934571317051-1571015388910267358624.png

Những "lọ thuốc thần dược" trong bộ sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" được Công ty Cổ phần thương mại dược Sao Mai chịu trách nhiệm, sản xuất và phân phối độc quyền bởi Công ty thương mại và đầu tư ILIKA.

Theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, "thủ lĩnh" của nhóm người bán sản phẩm "Xương khớp Ông Bồng" trong cộng đồng khởi nghiệp FAA là Nguyễn Thanh Phong (sinh năm 1983, quê Phú Thọ) còn là "chưởng môn" của nhóm người bán sản phẩm "Xương khớp Bà Ngọ" trong cộng đồng khởi nghiệp ILIKA là Vũ Ngọc (SN 1985, trú tại Hà Nội). Cả 2 nhân vật này đều xuất thân từ hoạt động đa cấp và có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Mới uống người bệnh có cảm giác bệnh thuyên giảm…

Trước việc tràn lan các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lương y Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) đưa ra lời khuyên: "Khi bị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến những nơi có uy tín lâu năm, có giấy phép hành nghề hoặc các bệnh viện Đông y để bắt mạch, kê đơn, tránh tự ý mua thuốc ở các cơ sở không được cấp phép, mua thuốc trên mạng xã hội mà không rõ thành phần, nguồn gốc. 

Thông thường đông dược có tác dụng khá chậm, nhưng nếu người sản xuất trộn thêm các chất tân dược sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng. Mới uống, người bệnh có cảm giác bệnh thuyên giảm ngay. Tuy nhiên dùng một thời gian thì nguy hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng và suy nghĩ kĩ khi lựa chọn phương pháp trị bệnh cho mình".

7108792631267533107298841212212999847149568n-1570016065461899274652-crop-1570017010913407784461.jpgPhơi bày sự thật bên trong lớp học khởi nghiệp bằng “thần dược” giữa Hà Nội

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Nhật Tân

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022