Nhiều người lao động phản ánh việc quy định phải đóng đủ bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mới đủ điều kiện hưởng lương hưu là quá dài, nên không đủ động lực để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là gì?
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại về tài sản khi xảy ra cháy nổ. Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là hình thức bảo hiểm do nhà nước quy định phải mua nên gọi là bắt buộc.
Nếu không bắt buộc các đơn vị phải mua thì dễ xảy ra trường hợp các công ty sau khi bị cháy nổ thiệt hại nặng nề về tài sản không còn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội và đời sống cũng như công việc của người lao động những công ty bị cháy nổ.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại về tài sản khi xảy ra cháy nổ.
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu theo Nghị định 67/2023
Căn cứ Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
- Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
+ Đối với các tài sản là nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
+ Đối với các tài sản là các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm): Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.
Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản.
18 trường hợp bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ
Cụ thể, các cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 67/2023 bao gồm:
(1) Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000m3 trở lên.
(2) Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000m3 trở lên.
(3) Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà từ 5.000m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà từ 5.000m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 07 tầng trở lên....
(4) Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000m3 trở lên.
(5) Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
(6) Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
(7) Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000m3 trở lên.
(8) Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 07 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000m3 trở lên.
(9) Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000m3 trở lên.
(10) Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
(11) Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên...
(12) Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000m3 trở lên; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới...
(13) Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên.
(14) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
15) Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy...
(16) Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000m3 trở lên...
(17) Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên.
(18) Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000m3 trở lên.
Nghị định 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định có 18 trường hợp phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
GĐXH - Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định rõ những trường hợp được chi trả bảo hiểm cháy, nổ.