GĐXH - Khi tham gia giao thông, người dân cần phải tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn giao thông. Dưới đây là một số thông tin cần nắm rõ để tránh bị phạt khi tham gia giao thông.
CSGT hóa trang là như thế nào?
Thông tư 32/2023 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực thi hành. Trong thông tư có quy định một số trường hợp CSGT được hóa trang (mặc thường phục) tuần tra, kiểm soát trong một số trường hợp.
CSGT hóa trang là trường hợp các chiến sĩ CSGT mặc thường phục sẽ mang theo thẻ tuần tra kiểm soát hoặc giấy chứng minh Công an nhân dân (thẻ ngành) đứng cách tổ CSGT công khai một khoảng cách vừa đủ đảm bảo xử lý để ghi hình. Sau đó, CSGT mặc thường phục thông báo dấu hiệu nhận biết xe vi phạm qua bộ đàm và gửi hình ảnh cho tổ CSGT công khai dừng xe, xử lý.
CSGT đang thực thi công vụ (Ảnh: TL)
CSGT hóa trang xử lý vi phạm không phải là quy định mới. Trước đó, CSGT cũng thường bố trí một bộ phận cán bộ mặc thường phục, hóa trang khi xử lý các lỗi vi phạm phát hiện qua phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ như: vi phạm tốc độ, vi phạm qua hình ảnh,v..v..
Trường hợp nào cho phép CSGT hóa trang khi làm nhiệm vụ?
CSGT hóa trang kết hợp công khai
Trong điều 11 theo thông tư số 32/2023 đã quy định cụ thể hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang của lực lượng Cảnh sát giao thông, như:
- Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;
- Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;
- Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.
Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đồng thời, khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.
CSGT hóa trang để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, thì CSGT hóa trang sẽ sử dụng giấy chứng minh CAND để thông báo, vận động nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông.
Ngoài ra, CSGT hóa trang cần phải thông báo, phối hợp với cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.
Cụ thể, trong trường hợp CSGT được phép hóa trang khi làm nhiệm vụ nếu :
- Có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền tại mục 2 ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.
- Trong văn bản, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện tại mục 2 quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;
- Các cán bộ CSGT hóa trang và bộ phận cán bộ tuần tra phải giữ một khoảng cách thích hợp để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.
- CSGT hóa trang sẽ thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa người liên quan về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết.
Để tránh mắc các chiêu 'biến hình" thành CGST hóa trang, người dân cần lưu ý điều gì?
Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
(1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
(2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
CSGT (Anhr: TL)
(3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
(4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông;
- Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ của bộ phận CSGT hóa trang thì CSGT hóa trang không được trực tiếp xử lý vi phạm mà chỉ được vận hành các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (như máy bắn tốc độ,…), khi phát hiện vi phạm thì phải báo cho bộ phận CSGT tuần tra, kiểm soát công khai. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng như trên thì phải thông báo và phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát công khai để xử lý.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần lưu ý để người dân ra đường sẽ có ý thức tuân thủ pháp luật và nâng cao cảnh giác, phòng tránh kẻ gian lợi dụng nghiệp vụ CSGT hóa trang nhằm trục lợi./.
GiadinhNet - Thời gian gần đây, rất nhiều người dân lúng túng, thậm chí xảy ra cãi vã, xô xát khi bị lực lượng CSGT hóa trang phát hiện và xử lý các lỗi vi phạm.
GĐXH - Theo Quyết định 295/QĐ-BYT năm 2024, thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe là 1 trong 12 thủ tục nằm trong danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ.
GĐXH - Từ nay đến 09/03, lực lượng CSGT toàn quốc sẽ tăng cường công tác kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm, người điều khiển xe trong cơ thể có nồng độ cồn, chất ma túy, vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, tránh, vượt, dừng, đỗ sai quy định, xe “cơi nới” thành thùng, chở hàng quá tải, quá khổ...