Mất hàng trăm triệu đồng khi nhờ lấy lại vài triệu đồng
Công an Nghệ An đã nhiều lần cảnh báo về việc các nạn nhân bị lừa đảo trực tuyến, sau đó tiếp tục bị lừa khi tìm đến các dịch vụ đòi lại tiền. Dù vậy, một số người dân vẫn không cảnh giác và bị mất số tiền lớn.
Điển hình là trường hợp một phụ nữ từ huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), khi tìm kiếm sự giúp đỡ trên mạng để lấy lại 6 triệu đồng đã tiếp tục bị lừa mất 600 triệu đồng.
Không nghe theo bất cứ hình thức dẫn dụ nào trên mạng xã hội để không bị mất tiền.
Theo đó, nạn nhân được một người quen nhắn tin vay tiền qua Messenger. Vì người quen gọi điện trò chuyện nên bà tin tưởng, chuyển 6 triệu đồng. Sau đó, người phụ nữ này hoảng hốt khi biết tài khoản vừa vay tiền của mình đã bị kẻ xấu chiếm đoạt. Người vay tiền không phải là người quen của mình.
Ấm ức vì bị lừa, bà tìm kiếm sự trợ giúp trên Facebook và thấy một trang Fanpage có tên "Cục An ninh mạng Bộ Công an" với lời giới thiệu về việc "hỗ trợ lấy lại tiền". Trang này đăng bài cảnh báo lừa đảo và cam kết hỗ trợ lấy lại tiền.
Bà liền nhắn tin cho trang và nhận được cam kết rằng không cần nộp phí trước, chỉ cần nộp phí khi nhận được tiền. Sau khi tạo tài khoản theo đường link được gửi và làm theo các hướng dẫn của "cán bộ cục an ninh", bà thấy tài khoản báo nhận được 1,5 triệu đồng.
"Cán bộ cục an ninh" khẳng định rằng số tiền bị treo đã về tài khoản, nhưng cần phải hoàn tất thủ tục tất toán và yêu cầu bà nộp một khoản tiền bảo đảm để rút số tiền đó về. Khoản tiền bảo đảm sẽ được hoàn trả cùng với số tiền bị mất trước đó.
Tin tưởng, bà tiếp tục làm theo hướng dẫn và nộp thêm 600 triệu đồng. Đến khi nhận ra mình đã mất số tiền lớn gấp 100 lần số tiền ban đầu mong muốn lấy lại, bà mới sực tỉnh và nhận ra mình đã bị lừa thêm một lần nữa.
Chiêu lừa tinh vi
Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an Nghệ An) cho biết, các đối tượng lừa đảo sử dụng một chiêu thức tinh vi để thực hiện hành vi của mình. Chúng tạo ra các tài khoản, fanpage, và website giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của các đơn vị thuộc Bộ Công an, công ty luật, và văn phòng luật sư.
Sau đó, các đối tượng quảng cáo dịch vụ với các lời hứa hão huyền như: "Tiếp nhận hồ sơ", "Hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "Thu hồi tiền lừa đảo", "Thu hồi tiền treo trên sàn thương mại điện tử", "Thu hồi tiền treo không cần cọc"... và cam kết chỉ thu tiền phí sau khi đã hoàn tất việc lấy lại tiền cho người dân.
Chiêu lừa này lợi dụng sự tin tưởng của người dân vào các cơ quan và tổ chức uy tín để lừa đảo thêm một lần nữa.
Người dân cần cảnh giác đối với các trang mạng xã hội mạo danh cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan chức năng…
Các trang fanpage thường xuyên sử dụng tính năng quảng cáo bài viết trên Facebook để đẩy các bài viết của chúng đến tài khoản mạng xã hội của người dùng. Một số trang, hội, nhóm giả mạo còn lợi dụng các tài khoản "ảo" hoặc tài khoản ẩn danh để bình luận và tương tác với các bài viết trên các trang thông tin uy tín, nhằm tạo ấn tượng rằng họ đã giúp nhiều người lấy lại tiền bị lừa đảo. Những bình luận giả mạo này thường ghi nhận việc “đã lấy lại được tiền nhờ công ty/trang...”, nhằm tăng thêm độ tin cậy và thu hút sự chú ý của người dân.
Khi nạn nhân tương tác với các trang, hội, nhóm này, các đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo là luật sư, chuyên gia, hoặc cán bộ hỗ trợ người dân thu hồi tiền. Chúng khai thác tâm lý của nạn nhân, những người thường xuyên lên mạng xã hội để tìm kiếm sự trợ giúp hoặc bày tỏ nỗi lo về số tiền bị mất. Các đối tượng lừa đảo sẽ an ủi và dẫn dụ nạn nhân chuyển một khoản tiền gọi là "phí dịch vụ" hoặc "phí ủy quyền xử lý" để điều tra và lấy lại tiền bị lừa đảo.
Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển khoản phí dịch vụ này, những kẻ lừa đảo sẽ biến mất không dấu vết. Đặc điểm chung của các nạn nhân đó là mất cảnh giác trên môi trường mạng. Dễ dàng tin vào những lời hứa hẹn của những người không biết mặt và cũng không gặp gỡ, dẫn đến bị đối tượng dụ dỗ, lôi kéo và lừa đảo.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần trực tiếp đến các cơ quan công an để trình báo hoặc gửi đơn, thư theo đường bưu chính về các vụ việc lừa đảo mà mình là nạn nhân để được tiếp nhận, giải quyết.
Bắc Kạn: Tìm bị hại trong đường dây lừa đảo xuyên tỉnh, thành
Hình thức lừa đảo tinh vi hơn xuất hiện sau khi toàn ngành ngân hàng thực hiện sinh trắc khuôn mặt
Thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội lừa đảo làm hộ chiếu, visa
Các đơn vị công an và các cơ quan liên quan không phối hợp, ủy quyền cho bất cứ đơn vị nào để hướng dẫn, nhận hồ sơ của người dân về các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội; cũng như không có đơn vị, cơ quan công an nào đăng tin, chạy quảng cáo qua các trang mạng xã hội về nội dung công việc của tổ chức, đơn vị mình.
Tuyệt đối không nghe theo, không liên hệ với các website, fanpage, tài khoản mạng xã hội quảng cáo dịch vụ "tiếp nhận hồ sơ", "hỗ trợ lấy lại tiền bị treo", "thu hồi tiền lừa đảo"... trên không gian mạng.
Cần cảnh giác đối với các trang mạng xã hội mạo danh cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan chức năng. Mọi giao dịch chuyển tiền cần xác thực đầy đủ thông tin để tránh bị lừa đảo. Khi phát hiện các vụ việc nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, xử lý kịp thời.
GĐXH - Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đang xác minh đơn tố giác đối tượng Lưu Thị Thu Hiền (SN 1975, trú tại Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Dù chưa chính thức lên quận, nhưng giá nhà tại huyện Đông Anh đã cao chót vót.