base64-17288268336031396267788.jpeg

Tình trạng xe máy lấn chiếm vỉa hè tại phố Tô Vĩnh Diện (Thanh Xuân) - Ảnh: BÌNH MINH

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về các trường hợp được phép và không được phép đỗ xe trên vỉa hè. Theo đó, người sử dụng xe máy, xe mô tô hai bánh phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Như vậy, người điều khiển phương tiện xe máy cần phải cho xe dừng hoặc đỗ tại nơi có lề đường rộng, cùng chiều di chuyển và sát mép hè đường.

Tuy nhiên, tại khung giờ từ 11 giờ đến 13 giờ trưa hằng ngày, phóng viên quan sát và nhận thấy trên phố Tô Vĩnh Diện (Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), các phương tiện xe máy ngang nhiên dừng đỗ trên vỉa hè, trước cửa các hàng quán.

z592640509250010e0934dd7d2376582192879fa83d088-1728826362586285104261.jpg

Xe máy dừng đỗ la liệt trên vỉa hè, chiếm hết phần đường dành cho người đi bộ - Ảnh: BÌNH MINH

Hơn thế nữa, khu phố này có diện tích vỉa hè rất nhỏ, với chiều rộng chỉ bằng chiều dài của 1 chiếc xe máy, dẫn đến việc người đi bộ bắt buộc phải xuống lòng đường mới có thể di chuyển.

z5926405330216a4ff422be80ffba4af47a6d071ee5aff-172882636264664723291.jpgz5926405450004fa317775a5b8e658387511b7b67c7790-17288263627072070226424.jpgz5926404793010dc4c7dba9262c276a743892725b8ef59-1728826356746965797664.jpg

Người đi bộ bắt buộc phải xuống lòng đường mới có thể di chuyển - Ảnh: BÌNH MINH

Chia sẻ với phóng viên, một người dân bức xúc: “Vỉa hè thì bé, người ta để xe hết rồi thì tôi phải đi xuống lòng đường đi chứ sao”.

"Hôm nào mọi người cũng để xe đầy ở vỉa hè, mình không có chỗ nên phải xuống lòng đường để đi. Thường xuyên bị ô tô, xe máy đi sau bóp còi nên mình cảm thấy khá khó chịu và lo lắng cho sự an toàn của bản thân" - bạn Thanh Hằng (20 tuổi, sinh viên thuê trọ tại phố Tô Vĩnh Diện) than phiền.

Mức phạt dành cho xe máy lấn chiếm vỉa hè là bao nhiêu?

Trường hợp người điều khiển phương tiện không tuân theo quy định dừng xe, đỗ xe trên đường phố sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 6 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với các hành vi dừng đỗ xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hành vi dừng, đỗ xe trái quy định gây ra tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng (đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện).

anh-dai-dien-nhung-1728720149987124490001-391-0-1991-2560-crop-17287201627251932480158.jpgGiảm thành công 33kg, cô gái 23 tuổi lột xác toàn diện khiến ai cũng ngỡ ngàng

GĐXH - Từ 85kg bị nhiều người trêu trọc, Nguyễn Thị Tuyết Nhung (SN 2001) đến từ Sài Gòn đã có quá trình lột xác còn 52kg cùng chiếc body siêu 'slay' mà nhiều người ao ước.

dfdfdsdss-11274803-1728054683242-17280546837681757992210-0-0-424-679-crop-1728104267965552843937.pngNgười người bắt trend sự kiện 'dậy từ 7 giờ sáng đi ngắm thu Hà Nội'

GĐXH - Trào lưu dậy từ 7 giờ sáng đi ngắm mùa thu Hà Nội bùng nổ trên mạng xã hội vào những ngày tiết trời mùa thu mát mẻ. Trào lưu này đã được nhiều người sinh sống tại Hà Nội hưởng ứng.

anh-1728285243203322966413-20-0-1620-2560-crop-172828526112983210313.jpgNữ cảnh sát trẻ chiến đấu với ung thư giai đoạn cuối: 'Mong con trai 6 tuổi có thêm kí ức về mẹ'

GĐXH - Mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, chị Bùi Thị Hà Thu (32 tuổi) đã viết tâm thư gửi con trai 6 tuổi lấy đi không ít nước mắt của nhiều người. Dù biết thời gian còn lại của mình rất ngắn ngủi nhưng chị vẫn 'quyết chiến' đến cùng với căn bệnh quái ác để có thêm những giây phút được ở bên con.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022