Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông qua nút giao Mai Dịch, áp dụng từ sáng ngày 6/5.

Cụ thể, cầu Mai Dịch cũ được tách thành trục đường cao tốc, kết nối theo hai chiều của đường Vành đai 3 trên cao (kết nối cầu cạn phía đường Phạm Hùng, hướng đi cầu Thanh Trì) với cầu cạn phía đường Phạm Văn Đồng, hướng đi Cầu Thăng Long và ngược lại).

base64-17148952748841613227724.png

Cầu vượt thép Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) dự kiến sẽ được thông xe vào ngày 6/5. Ảnh chụp trên Google Maps.

Đối với 2 đơn nguyên cầu mới nằm hai bên cầu Mai Dịch cũ, phần đường dẫn có mặt cắt ngang rộng 7,75m, bố trí một làn xe cơ giới rộng 3,5m và một làn xe máy rộng 2,75m. Mặt cắt ngang mỗi đơn nguyên cầu rộng 7,70m, bố trí một làn xe cơ giới rộng 3,5m và một làn xe máy rộng 2,75m.

Đơn nguyên cầu mới phía Hồ Tùng Mậu phục vụ phương tiện xe ôtô và xe máy lưu thông vượt qua nút giao Mai Dịch theo hướng Phạm Văn Đồng đi Phạm Hùng. Đơn nguyên cầu mới phía Xuân Thuỷ phục vụ phương tiện xe ôtô và xe máy lưu thông vượt qua nút giao Mai Dịch theo hướng Phạm Hùng đi Phạm Văn Đồng.

base64-17148952933391863337039.jpeg

Mặt cắt ngang mỗi đơn nguyên cầu rộng 7,70m, bố trí một làn xe cơ giới rộng 3,5m và một làn xe máy rộng 2,75m.

Tổ chức giao thông nút giao dưới cầu Mai Dịch được tổ chức theo hình thức đảo xuyến trung tâm kết hợp đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo.

Sở Giao thông Vận tải cũng đưa ra phương án tổ chức hướng dẫn cho các phương tiện tham gia giao thông từ đường Phạm Hùng thông qua nút giao Mai Dịch như sau: Các phương tiện từ đường Vành đai 3 trên cao (hướng cầu Thanh Trì về nút giao Mai Dịch) theo đường dành riêng cho ô tô. Các phương tiện ô tô đi cầu Thăng Long đi thẳng qua cầu vượt Mai Dịch cũ (trục đường cao tốc).

Cùng với đó, các phương tiện ô tô đi Phạm Văn Đồng đi qua đơn nguyên cầu mới (cầu phía Xuân Thủy) xuống đường Phạm Văn Đồng. Các phương tiện ô tô đi Xuân Thủy hoặc Hồ Tùng Mậu xuống đường Phạm Hùng đi theo chỉ dẫn vạch sơn và biển báo hiệu khu vực trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch.

base64-1714895274930499106380.jpeg

Công nhân thi công trên cầu vượt Mai Dịch.

Với các phương tiện từ đường Phạm Hùng: Các phương tiện xe ô tô đi cầu Thăng Long đi lên cầu vượt mới (cầu phía Xuân Thủy) hoặc đi thẳng qua nút giao Mai Dịch để đi vào đường cao tốc.

Các phương tiện đi Phạm Văn Đồng đi theo hướng qua đơn nguyên cầu mới (cầu phía Xuân Thủy) hoặc đi thẳng qua nút giao theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu. Các phương tiện đi Xuân Thủy rẽ phải vào làn rẽ phải liên tục trước nút giao.

Các phương tiện đi Hồ Tùng Mậu qua trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch và rẽ trái vào đường Hồ Tùng Mậu theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu. Các phương tiện có chiều cao tĩnh không dưới 3,3m được phép quay đầu dưới điểm mở quay đầu gầm cầu Mai Dịch.

base64-17148952749491936499388.jpeg

Dự án xây dựng 2 cầu đô thị tại nút giao Mai Dịch thuộc dự án xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long – Vành đai 3 Hà Nội.

Đối với phương tiện tham gia giao thông từ đường Phạm Văn Đồng thông qua nút giao Mai Dịch: Các phương tiện từ đường vành đai 3 trên cao (hướng cầu Thăng Long về nút giao Mai Dịch) theo đường dành riêng cho phương tiện ô tô. Phương tiện ô tô đi cầu Thanh Trì đi thẳng qua cầu vượt Mai Dịch cũ (trục đường cao tốc).

Các phương tiện ô tô đi Phạm Hùng qua đơn nguyên cầu mới (cầu phía Hồ Tùng Mậu) xuống đường Phạm Hùng. Các phương tiện ô tô đi Xuân Thủy hoặc Hồ Tùng Mậu xuống đường Phạm Văn Đồng đi theo chỉ dẫn vạch sơn và biển báo hiệu khu vực trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch.

Với các phương tiện từ đường Phạm Văn Đồng: Các phương tiện xe ô tô đi cầu Thanh Trì qua đơn nguyên cầu mới (cầu phía Hồ Tùng Mậu) hoặc đi thẳng qua nút giao Mai Dịch để đi vào đường cao tốc. Các phương tiện đi Phạm Hùng đi theo hướng qua đơn nguyên cầu mới (cầu phía Hồ Tùng Mậu) hoặc đi thẳng qua nút giao theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu.

base64-17148952749721979236152.jpeg

Dự án xây dựng 2 cầu vượt thép do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư, Tập đoàn TAISE (Nhật Bản) là nhà thầu thi công.

Các phương tiện đi Hồ Tùng Mậu rẽ phải vào làn rẽ phải liên tục trước nút giao. Các phương tiện đi Xuân Thủy qua trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch và rẽ trái vào đường Xuân Thuỷ theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu. Các phương tiện có chiều cao tĩnh không dưới 3,3m được phép quay đầu dưới điểm mở quay đầu gầm cầu Mai Dịch.

Đối với các phương tiện tham gia giao thông từ đường Xuân Thủy thông qua nút giao Mai Dịch: Các phương tiện đi Phạm Văn Đồng rẽ phải vào làn rẽ phải liên tục trước nút giao.

Các phương tiện đi Hồ Tùng Mậu hoặc Phạm Hùng đi qua trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu. Các phương tiện quay đầu đi Nguyễn Phong Sắc quay đầu xe tại điểm mở dải phân cách đường Xuân Thủy trước khi vào trung tâm nút.

base64-17148953041192021554725.jpeg

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 348 tỷ đồng. Trong đó vốn vay ODA Nhật Bản hơn 291 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 56,7 tỷ đồng.

Đối với các phương tiện tham gia giao thông từ đường Hồ Tùng Mậu thông qua nút giao Mai Dịch: Các phương tiện đi Phạm Hùng rẽ phải vào làn rẽ phải liên tục trước nút giao. Các phương tiện đi Xuân Thủy hoặc Phạm Văn Đồng đi qua trung tâm nút giao gầm cầu Mai Dịch theo chỉ dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, vạch sơn và biển báo hiệu.

Phương tiện quay đầu xe quay đầu đi Trần Vĩ: quay đầu xe tại điểm mở dải phân cách đường Hồ Tùng Mậu trước khi vào trung tâm nút. Các phương tiện (ngoại trừ các ô tô) bị cấm đi vào cầu Mai Dịch cũ - trục đường cao tốc Vành đai 3 trên cao.

hn-17092874929851282223718-0-0-1000-1600-crop-1709289590088346916048.jpgHà Nội: Người dân chật vật khi đi qua nút 'thắt cổ chai' ở cầu vượt Mai Dịch

GĐXH - Dự án hai cầu vượt thép Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3/2024. Tuy nhiên, quá trình thi công mở rộng rào chắn đã khiến tuyến đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng bị thu hẹp lại, hình thành những nút 'thắt cổ chai' khiến các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn.

Hiện tại, chủ đầu tư đã tiến hành nghiệm thu, lên phương án tổ chức giao thông (phần đường Vành đai 3 trên cao), phối hợp làm các thủ tục để bàn giao cho thành phố Hà Nội tiếp nhận, đưa vào khai thác.

Tốc độ lưu hành cho phép đối với các phương tiện tham gia giao thông trên cầu Mai Dịch cũ (đường cao tốc) và 2 đơn nguyên cầu mới dưới 60km/h.

Phía Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết trong quá trình tổ chức giao thông tạm thời, nếu có những vấn đề bất cập về tổ chức giao thông, sẽ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Xem thêm video được quan tâm:

Cận cảnh bãi đỗ xe "không tiền mặt" mới được thí điểm ở Hà Nội.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022