Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.

Điều 4, Thông tư 29 nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm:

Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống;

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mình đang được phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục;

Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

day-them-17394415674231258628707-0-48-396-682-crop-17394416832351538466066.jpgQuy định mới nhất về mức thu tiền dạy thêm, học thêm 2025

GĐXH - Theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành nhiều quy định mới về việc dạy thêm học thêm, trong đó điểm mới về thu và quản lý tiền học thêm. Dưới đây là các thông tin cụ thể.

day-them-17399369241891941725041.jpg

Dạy thêm, học thêm được quy định rõ theo Thông tư Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Ảnh minh họa: TL

Do đó, việc dạy thêm trái quy định không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên, nhà trường, chất lượng giáo dục mà còn vi phạm pháp luật và có thể phải chịu hình thức xử lý rất nặng.

Điều 7 Nghị định 138/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm là:

Phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;

Phạt 2-4 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;

Phạt 4-6 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;

Phạt 6-12 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Tùy mức độ, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: tước quyền sử dụng giấy phép dạy thêm 6-12 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng hoặc không đúng nội dung đã được cấp phép; Đình chỉ hoạt động dạy thêm 12-24 tháng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Người vi phạm quy định dạy thêm cũng bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như bổ sung đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất; trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí trả lại.

Đối với giáo viên đang là viên chức công tác làm việc tại các trường công lập, còn bị xử lý theo Điều 15, 16 Nghị định 112/2020 của Chính phủ về các hình thức xử lý kỷ luật với viên chức. Theo đó, viên chức không giữ chức vụ quản lý sẽ chịu các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc. Viên chức đang đảm nhận chức vụ quản lý, ngoài các hình thức trên còn có thể bị cách chức.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022