tenma21590336277010osea-1590406230040291112870-crop-15905457331692122351991.jpgThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ vụ Công ty Tenma Việt Nam về nghi vấn hối lộ 25 triệu Yên

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng 27/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Phát biểu ý kiến trước Quốc hội, ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn đại biểu Trà Vinh) cho biết, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, kỹ thuật số, trong muôn mặt của đời sống thì trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em các nước có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển. Song song đó, ma trận cạm bẫy, nguy cơ rình rập xâm hại trẻ em trên mỗi bước đường phát triển, trưởng thành cũng không ít.

202005270858257499pho-chu-tich-quoc-hoi-uong-chu-luu-2-15905631361571569255597.jpg

Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Đại biểu Mai cũng đặt ra vấn đề, làm thế nào để trẻ em Việt Nam được phát triển trong lành mạnh, an toàn, trở thành công dân tốt trong tương lai; trở thành công dân toàn cầu đó là câu hỏi có nhiều đáp án được mọi cấp, mọi ngành có trách nhiệm quan tâm.

Vị đại biểu đoàn Trà Vinh cũng không khỏi đau đớn khi thông tin rằng: "Đau đớn, phẫn nộ thay, những tưởng trẻ em của chúng ta được an toàn trong vòng tay yêu thương của người thân thì ngược lại bà đang tâm giết cháu; mẹ, cha giết con; ông và cha thay nhau hãm hiếp con cháu; thầy cô xâm hại học trò, đủ dạng, đủ kiểu. 

Có muôn vàn lý do nhưng tột cùng là đạo đức con người xuống cấp, luân thường đạo lý đảo lộn, giá trị nhân bản bị xem thường dưới ảnh hưởng tác động của đồng tiền, của nhục dục, của lòng tham dưới vỏ bọc của sự tự do vô lối".

201810311554504672tang-thi-ngoc-mai-tra-vinh-1590563177005613080744.jpg

ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai.

Nêu ý kiến của mình, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) chỉ ra thực trạng, tình hình xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn để lại hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Điều này, không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa mà xảy ra ở cả nhưng nơi kinh tế - xã hội phát triển.

"Những con số đau lòng sau đây cho thấy mảng tối của công tác phòng, chống xâm hại trẻ em là đáng báo động. Mỗi ngày trung bình có 7 trẻ em bị xâm hại. Một năm có 38 trẻ em bị giết hại, 133 trẻ em bị thương tích, 1.286 trẻ em bị xâm hại và có 84 trẻ em bị mang thai", đại biểu Hòa nói.

201911220919588793pham-van-hoa-doan-dbqh-tinh-dong-thap-2-copy-159056320751891821852.jpg

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng nhấn mạnh: "Đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, có trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp khác nhau. Nhiều đối tượng có mối quan hệ với trẻ như người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm trên dưới 90%; có đối tượng là giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục, cán bộ, công chức, viên chức, người cao tuổi...".

Cũng theo đại biểu Hòa, nguyên nhân trên có mấy vấn đề do tác động mặt trái của kinh tế thị trường như sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội trong một bộ phận người dân; tình trạng lạm dụng rượu, bia, chất kích thích chưa được ngăn chặn hiệu quả; phim bạo lực, khiêu dâm; những thông tin độc hại trên Internet tràn lan tác động rất tiêu cực cho trẻ em.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Hiền (đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam) nêu quan điểm: "Tôi nghĩ rằng bất cứ ai cũng sẽ có rất nhiều cảm xúc khi đọc những thông tin, số liệu mang tính cảnh báo nghiêm trọng như: 6 tháng đầu năm 2019 số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, tính trung bình 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Xâm hại tình dục chiếm 75,38% tổng số vụ xâm hại trẻ em, một số địa phương tỷ lệ này chiếm trên 90%. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước. Rất buồn khi phải dẫn ra thông tin Hà Nội là địa phương có số trẻ em bị xâm hại dẫn đến tử vong cao nhất (13 em). Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu số trẻ em gái có thai do bị xâm hại tình dục cao nhất (86 em)".

Đại biểu Trần Thị Hiền cũng cho biết, những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học, cơ sở bảo trợ xã hội lại là những nơi ngày càng gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em. Chúng ta chứng kiến sự băng hoại đạo đức xã hội đến cùng cực khi những vụ bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái không còn là cá biệt.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022