Hiểm họa từ món khoái khẩu
Sam biển là một loài hải sản quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân ở các vùng ven biển Nghệ An. Sam biển thường sống ở những khu vực nước sâu, loài này sống theo cặp, mỗi cặp làm tổ để cùng nhau sinh sống. Mỗi cặp sam thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là chính.
Đuôi con sam có 3 cạnh, nếu cắt ngang đuôi sam có tiết diện hình tam giác. Còn đuôi so khi cắt ngang có tiết diện tròn hoặc bầu dục.
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai loài hải sản được người dân phân biệt là "sam lớn" (sam biển) và "sam biển nhỏ" (so biển). Mặc dù cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc chết người do ăn sam biển, nhưng đã có nhiều vụ ngộ độc gây tử vong do ăn phải so biển. Nguyên nhân của những vụ ngộ độc này chủ yếu là do sự nhầm lẫn giữa so biển và sam biển trong quá trình chế biến món ăn.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là mặc dù sam biển là một loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, thì so biển lại có hình dáng, màu sắc và họ hàng rất giống với sam. Loài so biển chứa độc tố tetrodotoxin, một chất cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu con người vô tình ăn phải.
Tại các huyện ven biển như, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai và Cửa Lò, các món ăn chế biến từ sam biển đã trở thành một phần quen thuộc trong nền văn hóa ẩm thực địa phương và xuất hiện phố biến trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn.
Sam cái trưởng thành có trọng lượng từ 1,5 đến hơn 3kg, trong khi sam đực thường nhỏ hơn, chỉ khoảng 1-2kg.
Ông Võ Xuân Hùng, 65 tuổi, ở xã Diễn Bích chia sẻ: "Trước đây, ít người biết đến sam biển. Nhưng sau này, người ta truyền tai nhau rằng uống máu, ăn trứng và thịt sam không chỉ ngon mà còn có tác dụng bổ dưỡng, giúp đàn ông trở nên khỏe mạnh, phụ nữ da dẻ hồng hào, tươi trẻ. Chính vì những lời đồn thổi này mà sam biển dần trở thành một đặc sản."
Hiện đang là mùa sinh sản của sam biển (từ tháng 10 đến tháng 2 Âm lịch hàng năm), khi đó sam cái có nhiều trứng, thịt chắc, béo và ngon. Tại các xã ven biển ở Nghệ An, giá sam biển dao động từ 90.000 đồng đến 130.000 đồng/con, tùy vào kích thước và cân nặng.
Sam biển cũng được người dân địa phương rao bán rộng rãi trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo. Nếu khách hàng có nhu cầu, các cơ sở thu mua sẽ tiến hành sơ chế, mổ, bóc mai, cắt chân, gỡ trứng sam và giao tận tay khách.
Trứng của sam biển là món ăn yêu thích của nhiều thực khách.
Ở các xã ven biển, đặc biệt là các bãi ngang của huyện Diễn Châu như Diễn Bích, Diễn Ngọc, nhiều cơ sở thu mua sam biển từ các tàu thuyền cập bến, rồi phân phối bán lẻ ra thị trường hoặc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài huyện.
Sam biển sau khi được sơ chế có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như chân sam xào chua ngọt, gỏi sam, sam xào sả ớt, trứng sam chiên, sụn sam nướng, thịt tẩm bột chiên giòn, thịt xào miến, hay trứng sam chiên xúc bánh đa... Những món ăn này mang hương vị đặc trưng, thơm ngon, thu hút thực khách.
Cách phân biệt sam biển và so biển để tránh bị ngộ độc
Theo tìm hiểu của PV, so biển có hình dáng và màu sắc rất giống sam biển, nhưng có sự khác biệt rõ rệt ở phần đuôi. Sam biển có thân hình tròn dẹt, đường kính khoảng 20cm, mai cứng giống vỏ cua, bụng có 10 chân nhỏ, và đuôi dài. Sam cái trưởng thành có trọng lượng từ 1,5 đến hơn 3kg, trong khi sam đực thường nhỏ hơn, chỉ khoảng 1-2kg.
So biển, mặc dù có kích thước nhỏ hơn sam biển, nhưng có màu sắc nâu sẫm và đuôi hình tam giác, không có gờ ở mặt lưng. Trong khi đó, sam biển có màu xanh xám, đuôi dẹt và đặc biệt có gờ ở mặt lưng. Điều quan trọng là so biển chứa độc tố tetrodotoxin, một chất cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong nếu con người ăn phải.
Nhiều món ăn chế biến từ sam biển.
Chia sẻ về cách phân biệt giữa con so và con sam, ngư dân Nguyễn Văn Sơn, xã Diễn Bích, cho biết nếu không có kinh nghiệm và không tìm hiểu kỹ lưỡng, người dân rất dễ nhầm lẫn giữa hai loài này, vì chúng có hình dáng rất giống nhau.
Một điểm dễ nhận diện là màu sắc của mai, mai của con sam có màu nâu đồng, trong khi mai của con so có màu nâu pha chút xanh lơ. Đuôi của sam có 3 cạnh, mỗi cạnh đều có gai nhọn, và cuối đuôi khá nhọn. Nếu cắt ngang đuôi của sam, ta sẽ thấy tiết diện hình tam giác. Ngược lại, đuôi của so khi cắt ngang có tiết diện tròn hoặc bầu dục, không có gai nhọn, và cuối đuôi thường khum tròn.
Ngoài ra, con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, với sam đực bám lên lưng sam cái. Còn con so thường di chuyển đơn lẻ, chỉ đi theo cặp vào mùa giao phối.
Cũng theo kinh nghiệm của người dân địa phương, nếu ai lỡ ăn phải so biển, ngay khi có triệu chứng ngộ độc, cần uống thật nhiều nước, cố gắng nôn thức ăn ra ngoài bằng mọi cách, và lập tức đưa người bị ngộ độc đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. "Tốt nhất là đừng dại dột đánh đổi sức khỏe, tính mạng vì món đặc sản tử thần ấy," – một người dân cảnh báo.
Vì sao loại cá chứa chất kịch độc người dân vùng biển miền Trung vẫn tranh nhau mua?
Nghệ An phản hồi gì về thông tin cá nóc chứa chất kịch độc, người dân vùng biển vẫn tranh nhau mua?
Ngư dân Nghệ An 'kêu khóc' vì tàu cá tiền tỉ bị hư hại do biển Lạch Vạn bồi lấp, cạn chưa từng thấy
Theo các nghiên cứu y học, tetrodotoxin – chất độc cực mạnh có trong cá nóc – cũng hiện diện trong so biển, chủ yếu tập trung ở buồng trứng của con cái. Đặc biệt, độc tố này không bị phá hủy khi nấu, nướng, sấy hay phơi khô bằng các phương pháp thông thường.
Vào mùa sinh sản, lượng tetrodotoxin trong buồng trứng của so biển càng tăng cao, gây nguy hiểm hơn. Nếu nhầm lẫn giữa so biển và sam biển khi chế biến, nguy cơ nhiễm độc tetrodotoxin từ trứng của con so vào các bộ phận khác càng lớn.
Các vụ ngộ độc so biển trên cả nước cho thấy mức độ ngộ độc rất nghiêm trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng liều gây tử vong đối với người là từ 1-2 miligam tetrodotoxin.
Chất độc này được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa, chỉ trong vòng 10-15 phút, và đạt nồng độ cao nhất trong máu sau khoảng 20 phút. Trong vòng 30 phút đến 1 giờ, hoặc muộn nhất là 5 giờ sau khi ăn phải, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện, bao gồm: tê bì môi, lưỡi, xung quanh miệng và các chi, cảm giác dị cảm ở mặt, đau bụng, ra mồ hôi, buồn nôn, tăng tiết đờm nhớt, lơ mơ, mệt mỏi toàn thân, tụt huyết áp, khó thở…
Nếu không được cứu chữa kịp thời, chất độc sẽ ức chế thần kinh, gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc tetrodotoxin. Vào ngày 7/6/2023, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn nhằm chủ động đảm bảo ATTP và phòng, chống ngộ độc.
Công văn đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không đánh bắt, kinh doanh, hoặc sử dụng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Người tiêu dùng cũng cần thận trọng, không ăn so biển khi chưa phân biệt rõ ràng giữa so biển và sam biển. Đồng thời, Cục ATTP đề nghị các địa phương tăng cường công tác giám sát và kiểm soát an toàn thực phẩm trong việc đánh bắt, kinh doanh và tiêu thụ thủy hải sản.
GĐXH - Đang là mùa cá nóc, mỗi ngày, người dân ven biển miền Trung vẫn tiêu thụ hàng chục tấn cá độc này làm món ăn, bởi giá rẻ và “thịt ngon”, bất chấp nhiều ca ngộ độc đã xảy ra.