Đề xuất lương nhà giáo được xếp cao nhất
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.
Dự án Luật Nhà giáo đã xây dựng các quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo nhằm thu hút, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.
Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bộ cũng đề xuất nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm.
Theo đó, quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW "tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ".
Việc này nhằm giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn...
GĐXH - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ảnh minh họa: THPD
Dự thảo Luật cũng quy định tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo quy định tại Luật này có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Trên Báo Nhân dân, ông Phạm Ngọc Thưởng (Thứ trưởng GD&ĐT) cho biết, theo khảo sát, trong số giáo viên bỏ nghề thời gian qua, có tới 61% ở tuổi dưới 35 và một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là thu nhập thấp, không đủ trang trải cho nhu cầu sinh hoạt. Trong khi đó, người trẻ có nhiều thứ phải lo như nuôi bản thân, lo cho con cái, nhu cầu học tập nâng cao trình độ.
Đồng thời, lương giáo viên có thâm niên dưới 5 năm hiện nay rất thấp. Đó là lý do Bộ GD&ĐT đề xuất nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm, nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.
Lương giáo viên các cấp hiện nay
Từ ngày 1/7/2024, bảng lương mới của giáo viên được áp dụng theo mức tăng lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Theo đó, giáo viên mầm non hạng III hiện là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến 11,4 triệu đồng một tháng, tùy bậc (chưa bao gồm phụ cấp, thâm niên).
Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm phụ cấp, thâm niên).
Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay cụ thể như sau:
Công thức tính thu nhập chung của giáo viên: Mức thu nhập = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên.
Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.