233A1116-1727438525.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=klf5zEGyAzBfp1-6gfDEpA

Phòng triển lãm chuyên đề "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh" giới thiệu 93 hiện vật và 60 hình ảnh gắn liền nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong, giao liên, mẹ Việt Nam anh hùng.

"Mỗi kỷ vật giúp chúng ta khám phá câu chuyện về cuộc đời và hồi ức của những con người đã đóng góp vào trang sử đấu tranh kiên cường, anh dũng của dân tộc", bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ cho biết.

Hoạt động nhằm kỷ niệm 79 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) và 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024).

Phòng triển lãm chuyên đề "Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh" giới thiệu 93 hiện vật và 60 hình ảnh gắn liền nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong, giao liên, mẹ Việt Nam anh hùng.

"Mỗi kỷ vật giúp chúng ta khám phá câu chuyện về cuộc đời và hồi ức của những con người đã đóng góp vào trang sử đấu tranh kiên cường, anh dũng của dân tộc", bà Nguyễn Thị Thắm, giám đốc Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ cho biết.

Hoạt động nhằm kỷ niệm 79 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024) và 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024).

233A1175-1727438514.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7v6-8fmpkir-PglTbvhOSQ

Các hiện vật chủ yếu do bảo tàng sưu tập trong thời chiến tranh, được chia thành các khu: Kỷ vật trong lao tù, Hành trang của nữ chiến sĩ cách mạng, Tấm lòng hậu phương.

Các hiện vật chủ yếu do bảo tàng sưu tập trong thời chiến tranh, được chia thành các khu: Kỷ vật trong lao tù, Hành trang của nữ chiến sĩ cách mạng, Tấm lòng hậu phương.

233A1177-1727438516.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nhXolVwlE9Axg1VcgDd-xQ

Chiếc lưỡi cuốc được mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mành (sinh năm 1920) dùng để đào địa đạo Củ Chi trong khoảng năm 1967. Bà nuôi giấu cán bộ, làm du kích và giao liên trong năm tháng kháng chiến.

Chiếc lưỡi cuốc được mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Mành (sinh năm 1920) dùng để đào địa đạo Củ Chi trong khoảng năm 1967. Bà nuôi giấu cán bộ, làm du kích và giao liên trong năm tháng kháng chiến.

233A1181-1727438512.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zBscxcuDhYxrRj1CKEPnBQ

Chiếc đèn dầu (phải) của bà Nguyễn Thị Giàu (1914-2013) sử dụng để làm ám hiệu cho bộ đội trong năm 1967-1968. Cạnh đó là kỷ vật khuôn ép bún của bà Hồ Thị Bọt (1916-1995) dùng để nuôi cán bộ, du kích ở Củ Chi trong khoảng thời gian 1954-1975.

Chiếc đèn dầu (phải) của bà Nguyễn Thị Giàu (1914-2013) sử dụng để làm ám hiệu cho bộ đội trong năm 1967-1968. Cạnh đó là kỷ vật khuôn ép bún của bà Hồ Thị Bọt (1916-1995) dùng để nuôi cán bộ, du kích ở Củ Chi trong khoảng thời gian 1954-1975.

233A1192-1727438510.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yktmq3tyxxmzX-zl6rBspQ

Nắp hầm bí mật của gia đình bà Nguyễn Thị Sáu, huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước). Gia đình bà đào hầm bên trong nhà để nuôi giấu cán bộ trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở thị trấn Bình Long.

Nắp hầm bí mật của gia đình bà Nguyễn Thị Sáu, huyện Bình Long, tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước). Gia đình bà đào hầm bên trong nhà để nuôi giấu cán bộ trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở thị trấn Bình Long.

233A1208-1727438507.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pmNsR1Ypneq26lXOb2H6nA

Chiếc khăn tang của mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Há (1930-2022) may năm 1968, để gửi cho con gái đeo khi đang ở chiến trường, không thể về chịu tang cha.

Chiếc khăn tang của mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Há (1930-2022) may năm 1968, để gửi cho con gái đeo khi đang ở chiến trường, không thể về chịu tang cha.

233A1148-1727438519.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uYvERW217aqSnqf52_KoHQ

Chiếc nắp bình bằng vải được bà Đào Thị Huyền Nga thêu khi bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo năm 1971-1973. Cạnh đó là túi xách của bà Đoàn Thị Kiều may tại nhà lao Chí Hòa năm 1969. Kỷ vật được bà sử dụng qua các nhà tù Tân Hiệp và Côn Đảo cho đến khi được trao trả tự do.

Chiếc nắp bình bằng vải được bà Đào Thị Huyền Nga thêu khi bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo năm 1971-1973. Cạnh đó là túi xách của bà Đoàn Thị Kiều may tại nhà lao Chí Hòa năm 1969. Kỷ vật được bà sử dụng qua các nhà tù Tân Hiệp và Côn Đảo cho đến khi được trao trả tự do.

233A1146-1727438520.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=SuAb8Ap7tPc614lyBr3xnQ

Giỏ xách bà Nguyễn Thị Nhâm đan khi bị bắt giam tại nhà tù Phú Lợi năm 1958, dùng đựng tài liệu rải truyền đơn.

Giỏ xách bà Nguyễn Thị Nhâm đan khi bị bắt giam tại nhà tù Phú Lợi năm 1958, dùng đựng tài liệu rải truyền đơn.

233A1130-1727438522.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NYo2LHVUiQCG7v1ynVeFDw

Chiếc bếp dầu tự chế của bà Phan Thị Chính, nguyên nữ tù chính trị nhà lao Thủ Đức.

Chiếc bếp dầu tự chế của bà Phan Thị Chính, nguyên nữ tù chính trị nhà lao Thủ Đức.

233A1202-1727438508.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mQgFixB2kAsdn-R6-F6ItQ

Các kỷ vật như túi xách, đàn, kéo, ống nghe, thẻ căn cước ở khu trưng bày chủ đề "Tấm lòng hậu phương".

Các kỷ vật như túi xách, đàn, kéo, ống nghe, thẻ căn cước ở khu trưng bày chủ đề "Tấm lòng hậu phương".

233A1165-1727438517.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qg8rPizG2hlVehWjJK4Oww

Máy may bà Nguyễn Thị Đại ở huyện Hóc Môn, TP HCM mua năm 1955, dùng để may cờ Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và cờ đỏ sao vàng.

Máy may bà Nguyễn Thị Đại ở huyện Hóc Môn, TP HCM mua năm 1955, dùng để may cờ Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam và cờ đỏ sao vàng.

233A1221-1727438505.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WpnXdjmhUbfGZQAeEOC1wg

Lá thư của bà Nguyễn Thị Định (1920-1992), bí danh Ba Định gửi cho bà Polin ngày 13/11/1965. Nội dưng thư bày tỏ lòng cảm ơn, sự mến phục với bà Polin - một phụ nữ Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Sinh ra ở Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi với những cuộc vận động đòi dân sinh, dân chủ trong phong trào Đông Dương đại hội.

Những năm sau ký kết hiệp định Genève (1954), bà Ba Định là một trong những cán bộ chủ chốt ở Bến Tre, từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam và đến năm 1974 được phong hàm thiếu tướng. Đến nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới có bảy nữ quân nhân được phong quân hàm cấp tướng.

Lá thư của bà Nguyễn Thị Định (1920-1992), bí danh Ba Định gửi cho bà Polin ngày 13/11/1965. Nội dưng thư bày tỏ lòng cảm ơn, sự mến phục với bà Polin - một phụ nữ Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam Việt Nam.

Sinh ra ở Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi với những cuộc vận động đòi dân sinh, dân chủ trong phong trào Đông Dương đại hội.

Những năm sau ký kết hiệp định Genève (1954), bà Ba Định là một trong những cán bộ chủ chốt ở Bến Tre, từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam và đến năm 1974 được phong hàm thiếu tướng. Đến nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới có bảy nữ quân nhân được phong quân hàm cấp tướng.

233A1241-1727438501.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Pl3KwMxn8Gy94SY8KBZyog

Nhiều hình ảnh về các hoạt động của nữ chiến sĩ, chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng được trưng bày.

Triển lãm mở cửa miễn phí từ ngày 27/9 đến hết ngày 31/12.

Nhiều hình ảnh về các hoạt động của nữ chiến sĩ, chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng được trưng bày.

Triển lãm mở cửa miễn phí từ ngày 27/9 đến hết ngày 31/12.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022