215242799-2983072015308307-5378873627517283927-n-1716537702.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=H9P1iwKV9FbOFdcjz30AHg

Tác phẩm Người bán thịt lợn vẽ hai nông dân đẩy chiếc xe rùa (xe cút kít), phía trên chở một con lợn được buộc chặt.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho biết loại xe một bánh này phổ biến ở cả nông thôn lẫn đô thị Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến gần giữa thế kỷ 20, được mọi người dùng để vận chuyển hàng hóa.

Họa sĩ Thang Trần Phềnh vẽ tranh khoảng năm 1930, chất liệu màu nước trên giấy. Dịp Aguttes đấu giá hai bức vẽ của họa sĩ hôm 22/5, loạt tranh về cuộc sống, con người Việt Nam một thế kỷ trước do ông sáng tác được quan tâm.

Tác phẩm Người bán thịt lợn vẽ hai nông dân đẩy chiếc xe rùa (xe cút kít), phía trên chở một con lợn được buộc chặt.

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho biết loại xe một bánh này phổ biến ở cả nông thôn lẫn đô thị Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến gần giữa thế kỷ 20, được mọi người dùng để vận chuyển hàng hóa.

Họa sĩ Thang Trần Phềnh vẽ tranh khoảng năm 1930, chất liệu màu nước trên giấy. Dịp Aguttes đấu giá hai bức vẽ của họa sĩ hôm 22/5, loạt tranh về cuộc sống, con người Việt Nam một thế kỷ trước do ông sáng tác được quan tâm.

215284959-2983071968641645-9162293595198492464-n-1716544556.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=A9VbmTEavTCTAPoFvU9ouA

Bức Cảnh Việt Nam xưa được danh họa thực hiện trong giai đoạn 1930-1935. Quán nước dựng ven sông là hình ảnh quen thuộc ở nông thôn Việt thế kỷ trước, là nơi tụ họp, giao lưu của người dân trong làng.

Thang Trần Phềnh (1895-1972) là một trong ba nhân vật tiên phong của lịch sử mỹ thuật Việt Nam cận - hiện đại, cùng Lê Huy Miến, Nam Sơn. Năm 12-13 tuổi, ông bộc lộ năng khiếu vẽ rõ nét. Đến tuổi 15-16, họa sĩ có tác phẩm Chùa Trấn Quốc trước khi mặt trời lặn thamdự đấu xảo Hà Nội (triển lãm, hội chợ cũ ở Hà Nội). Giai đoạn 1911-1915, ông thường đoạt giải nhất, nhì tại các cuộc đấu xảo.

Năm 1923, Thang Trần Phềnh nhận giải mỹ thuật của Hội khai trí Tiến Đức, được học giả Phạm Quỳnh khen tài vẽ tranh sơn dầu - chất liệu mới mẻ với hội họa Việt thời bấy giờ.

Bức Cảnh Việt Nam xưa được danh họa thực hiện trong giai đoạn 1930-1935. Quán nước dựng ven sông là hình ảnh quen thuộc ở nông thôn Việt thế kỷ trước, là nơi tụ họp, giao lưu của người dân trong làng.

Thang Trần Phềnh (1895-1972) là một trong ba nhân vật tiên phong của lịch sử mỹ thuật Việt Nam cận - hiện đại, cùng Lê Huy Miến, Nam Sơn. Năm 12-13 tuổi, ông bộc lộ năng khiếu vẽ rõ nét. Đến tuổi 15-16, họa sĩ có tác phẩm Chùa Trấn Quốc trước khi mặt trời lặn thamdự đấu xảo Hà Nội (triển lãm, hội chợ cũ ở Hà Nội). Giai đoạn 1911-1915, ông thường đoạt giải nhất, nhì tại các cuộc đấu xảo.

Năm 1923, Thang Trần Phềnh nhận giải mỹ thuật của Hội khai trí Tiến Đức, được học giả Phạm Quỳnh khen tài vẽ tranh sơn dầu - chất liệu mới mẻ với hội họa Việt thời bấy giờ.

196937073-204715694922571-8598567309841479330-n-1716544624.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=djfsaamX9846BdmLIJCAkA

Tranh tả một quán ăn ven đê sông Hồng, phía sau là cầu Doumer (cầu Long Biên ngày nay).

Danh họa từng trượt khóa tuyển sinh đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương (1925), gây chấn động giới yêu nghệ thuật tại Tràng An thời điểm đó. Một năm sau, ông thi lại và trúng tuyển, cùng lứa danh họa Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm.

Tranh tả một quán ăn ven đê sông Hồng, phía sau là cầu Doumer (cầu Long Biên ngày nay).

Danh họa từng trượt khóa tuyển sinh đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương (1925), gây chấn động giới yêu nghệ thuật tại Tràng An thời điểm đó. Một năm sau, ông thi lại và trúng tuyển, cùng lứa danh họa Tô Ngọc Vân, Vũ Cao Đàm.

viet-nam-mot-the-ky-truoc-duoi-net-ve-cua-thang-tran-phenh-hinh-2-1716797188.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WybH0Bd_34qjm4gPZgL9bA

Bức Lớp học thư pháp được danh họa Thang Trần Phềnh sáng tác khoảng năm 1920.

Sinh thời, danh họa có lối sống lặng lẽ, chỉ biết miệt mài sáng tác và lao động. Sau tốt nghiệp, Thang Trần Phềnh chuyên tâm làm nghệ thuật sân khấu. Ông tổ chức gánh hát, lập Ban hát mỹ thuật Đồng Ấu cho trẻ em, lưu diễn khắp nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đến năm 1943. Cuối năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, đưa gia đình lên vùng Bắc Giang và làm việc ở Sở Thông tin Tuyên truyền liên khu 10. Năm 1954, họa sĩ cùng gia đình về lại Hà Nội, cộng tác rạp hát Chuông Vàng (Kim Phụng) tới năm 1963.

Bức Lớp học thư pháp được danh họa Thang Trần Phềnh sáng tác khoảng năm 1920.

Sinh thời, danh họa có lối sống lặng lẽ, chỉ biết miệt mài sáng tác và lao động. Sau tốt nghiệp, Thang Trần Phềnh chuyên tâm làm nghệ thuật sân khấu. Ông tổ chức gánh hát, lập Ban hát mỹ thuật Đồng Ấu cho trẻ em, lưu diễn khắp nơi ở Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định đến năm 1943. Cuối năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, đưa gia đình lên vùng Bắc Giang và làm việc ở Sở Thông tin Tuyên truyền liên khu 10. Năm 1954, họa sĩ cùng gia đình về lại Hà Nội, cộng tác rạp hát Chuông Vàng (Kim Phụng) tới năm 1963.

201875574-2983072048641637-2562229233745497274-n-1716544644.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FUDFzcdLWZtq0gNtrF9Qag

Họa sĩ Thang Trần Phềnh khắc họa khung cảnh họp chợ trên một góc phố. Trong tranh, phụ nữ diện áo tứ thân, đội nón quai thao đứng bên quang gánh. Ở giữa tác phẩm là những người kéo xe đang làm việc.

Họa sĩ Thang Trần Phềnh khắc họa khung cảnh họp chợ trên một góc phố. Trong tranh, phụ nữ diện áo tứ thân, đội nón quai thao đứng bên quang gánh. Ở giữa tác phẩm là những người kéo xe đang làm việc.

viet-nam-mot-the-ky-truoc-duoi-net-ve-cua-thang-tran-phenh-hinh-6-1716793454.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=K6jw1RDxJpgnvAAKufRgEg

Cảnh lao động ở một ngã ba đường, trong đó người gánh nước, người đẩy hàng bằng xe cút kít.

Cảnh lao động ở một ngã ba đường, trong đó người gánh nước, người đẩy hàng bằng xe cút kít.

215578098-2983072258641616-4180149873173836078-n-1716544655.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=K5ON5EI4oQqP5Aja_z7Zqw

Một góc phố khác nơi tập trung các tầng lớp trong xã hội. Tranh vẽ những phụ nữ mặc áo tứ thân, đeo khăn mỏ quạ mang dáng vẻ trung lưu, bên phải là cậu bé bán hàng đi chân trần đang cố gắng chào mời người qua đường.

Một góc phố khác nơi tập trung các tầng lớp trong xã hội. Tranh vẽ những phụ nữ mặc áo tứ thân, đeo khăn mỏ quạ mang dáng vẻ trung lưu, bên phải là cậu bé bán hàng đi chân trần đang cố gắng chào mời người qua đường.

190888009-204715651589242-2490725876429593487-n-1716544663.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=poUbqTHdxsTJxzvLxlCynw

Khung cảnh thợ mộc chạm trổ các vật dụng để trang trí trong nhà hoặc đền thờ.

Khung cảnh thợ mộc chạm trổ các vật dụng để trang trí trong nhà hoặc đền thờ.

218873491-204716421589165-3869538852092338135-n-1716544673.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wA_nAfGnginKUnXCGayJOA

Tác phẩm Xem bói mô tả một thầy bói đang luận giải cho khách hàng qua việc xóc đồng xu trên đĩa.

Tác phẩm Xem bói mô tả một thầy bói đang luận giải cho khách hàng qua việc xóc đồng xu trên đĩa.

216005296-2983072291974946-8637474533254074675-n-1716544687.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zeecCQLu5sy3t3Wuye-Eeg

Trên manh chiếu cũ, những nghệ nhân chơi đàn nhị, phách, tạo nét đẹp văn hóa dân gian.

Trên manh chiếu cũ, những nghệ nhân chơi đàn nhị, phách, tạo nét đẹp văn hóa dân gian.

Phương Linh Ảnh: Jean-François Hubert

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022