Ảnh thuộc triển lãm Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức, hướng đến kỷ niệm 32 năm quan hệ giữa hai nước. Sự kiện giới thiệu 55 ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Sofia Yablonska về cuộc sống, phong cảnh, con người Việt giai đoạn 1930-1940.
Sofia Yablonska (1907-1971) là nhà văn, nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên về đề tài du lịch. Năm 20 tuổi, bà rời quê hương Halychyna (phía Tây Ukraine) để đi học ở Paris, Pháp. Sofia từng đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới như Ai Cập, New Zealand, Mỹ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Bà sống tại Việt Nam khoảng 10 năm, từng ở Đà Lạt, Bà Nà (Đà Nẵng), sau khi sinh con trai thứ hai.
Khi đi du lịch, bà ghi chép nhiều tài liệu, viết các bài báo, sau này được xuất bản thành hai cuốn sách, trong đó có Phương trời xa xôi, ra mắt năm 1939, kể hành trình của bà qua các hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Ảnh thuộc triển lãm Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức, hướng đến kỷ niệm 32 năm quan hệ giữa hai nước. Sự kiện giới thiệu 55 ảnh tư liệu của nhiếp ảnh gia Sofia Yablonska về cuộc sống, phong cảnh, con người Việt giai đoạn 1930-1940.
Sofia Yablonska (1907-1971) là nhà văn, nhiếp ảnh gia và quay phim chuyên về đề tài du lịch. Năm 20 tuổi, bà rời quê hương Halychyna (phía Tây Ukraine) để đi học ở Paris, Pháp. Sofia từng đặt chân đến nhiều quốc gia trên thế giới như Ai Cập, New Zealand, Mỹ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Bà sống tại Việt Nam khoảng 10 năm, từng ở Đà Lạt, Bà Nà (Đà Nẵng), sau khi sinh con trai thứ hai.
Khi đi du lịch, bà ghi chép nhiều tài liệu, viết các bài báo, sau này được xuất bản thành hai cuốn sách, trong đó có Phương trời xa xôi, ra mắt năm 1939, kể hành trình của bà qua các hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Các bức ảnh đen trắng được Sofia đặt tên đơn giản, như "Đời thường người Việt Nam", ''Phong cảnh Việt Nam''. Bà thường ghi lại cuộc sống nông thôn thế kỷ 20. Trong hình, Sofia chụp những phụ nữ bên đôi quang gánh, đội thúng hàng lên đầu, đang rảo bước trên đường làng.
Các bức ảnh đen trắng được Sofia đặt tên đơn giản, như "Đời thường người Việt Nam", ''Phong cảnh Việt Nam''. Bà thường ghi lại cuộc sống nông thôn thế kỷ 20. Trong hình, Sofia chụp những phụ nữ bên đôi quang gánh, đội thúng hàng lên đầu, đang rảo bước trên đường làng.
Một em bé ngồi trông quầy hàng ở chợ, xung quanh là cảnh người mua, kẻ bán tấp nập.
Một em bé ngồi trông quầy hàng ở chợ, xung quanh là cảnh người mua, kẻ bán tấp nập.
Sofia ghi lại khoảnh khắc người dân đang làm việc đồng áng.
Sofia ghi lại khoảnh khắc người dân đang làm việc đồng áng.
Ảnh hai "cu li'' đang chở khách trên chiếc xe kéo tay.
Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, phương tiện này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Thời gian đó, ngoài số ít ôtô của quân đội Pháp, xe ngựa và xe kéo tay là phương tiện giao thông chủ yếu ở Hà Nội. Dần dần, những người thợ bản xứ đã chế tạo các xe kéo tay phù hợp địa hình và điều kiện người Việt, tạo ra ngành kỹ nghệ mới những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Ảnh hai "cu li'' đang chở khách trên chiếc xe kéo tay.
Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, phương tiện này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Thời gian đó, ngoài số ít ôtô của quân đội Pháp, xe ngựa và xe kéo tay là phương tiện giao thông chủ yếu ở Hà Nội. Dần dần, những người thợ bản xứ đã chế tạo các xe kéo tay phù hợp địa hình và điều kiện người Việt, tạo ra ngành kỹ nghệ mới những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Nhiếp ảnh gia Sofia chụp hai em bé ngồi bên bờ ao.
Trong nhật ký Phương trời xa xôi, bà viết những dòng cảm nhận về Việt Nam, được ban tổ chức trích lại: ''Một vùng đất lạ! Có quá nhiều vẻ đẹp không thể tiếp cận, bị cấm đoán trong đó! Ở đây rất nhiều nắng nhưng mình phải tránh nó để không bị bỏng. Những khu rừng vĩnh cửu, huyền diệu, bí mật ở đây, chúng ta cũng không tiếp cận được, chúng được bảo vệ bởi những con thú hoang đang tìm kiếm con người từ mọi phía...".
Nhiếp ảnh gia Sofia chụp hai em bé ngồi bên bờ ao.
Trong nhật ký Phương trời xa xôi, bà viết những dòng cảm nhận về Việt Nam, được ban tổ chức trích lại: ''Một vùng đất lạ! Có quá nhiều vẻ đẹp không thể tiếp cận, bị cấm đoán trong đó! Ở đây rất nhiều nắng nhưng mình phải tránh nó để không bị bỏng. Những khu rừng vĩnh cửu, huyền diệu, bí mật ở đây, chúng ta cũng không tiếp cận được, chúng được bảo vệ bởi những con thú hoang đang tìm kiếm con người từ mọi phía...".
Người lái phà đưa ôtô qua sông.
Người lái phà đưa ôtô qua sông.
Sự đa dạng văn hóa các dân tộc của Việt Nam được Sofia ghi lại qua vẻ đẹp của người Thái, Mông, Dao Tiền. Trong ảnh, bà chụp những phụ nữ dân tộc Dao.
Sự đa dạng văn hóa các dân tộc của Việt Nam được Sofia ghi lại qua vẻ đẹp của người Thái, Mông, Dao Tiền. Trong ảnh, bà chụp những phụ nữ dân tộc Dao.
Các cô gái dân tộc Thái Đen ở thế kỷ 20.
Thời gian sống ở Việt Nam, Sofia từng đến thăm hai dân tộc Mèo, Mảng. Bà nhận định: ''Họ có ngôn ngữ, trang phục và phong tục khá khác biệt, thú vị so với cư dân vùng đồng bằng''. Ở cuốn Phương trời xa xôi,bà cho biết mình sống hòa hợp với người Mèo. Những ngày hội chợ lớn, Sofia mua rau của họ, hỏi cách ăn, cách nấu để đôi bên dần gắn kết. ''Sống cùng họ, tôi có mọi thứ theo ý mình'', bà viết.
Các cô gái dân tộc Thái Đen ở thế kỷ 20.
Thời gian sống ở Việt Nam, Sofia từng đến thăm hai dân tộc Mèo, Mảng. Bà nhận định: ''Họ có ngôn ngữ, trang phục và phong tục khá khác biệt, thú vị so với cư dân vùng đồng bằng''. Ở cuốn Phương trời xa xôi,bà cho biết mình sống hòa hợp với người Mèo. Những ngày hội chợ lớn, Sofia mua rau của họ, hỏi cách ăn, cách nấu để đôi bên dần gắn kết. ''Sống cùng họ, tôi có mọi thứ theo ý mình'', bà viết.
Nhà tranh là hình ảnh quen thuộc trong đời sống người Việt những năm 1930-1940 khi đất nước còn chiến tranh, người dân phải đối diện cảnh đói nghèo.
Nhà tranh là hình ảnh quen thuộc trong đời sống người Việt những năm 1930-1940 khi đất nước còn chiến tranh, người dân phải đối diện cảnh đói nghèo.
Hoàng thành Thăng Long cách đây gần 100 năm.
Hoàng thành Thăng Long cách đây gần 100 năm.
Chân dung Sofia Yablonska.
Triển lãm Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 30/4. Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - cho rằng sự kiện mang đến niềm tự hào về đất nước, con người Việt.
Chân dung Sofia Yablonska.
Triển lãm Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ diễn ra từ ngày 18 đến hết ngày 30/4. Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam - cho rằng sự kiện mang đến niềm tự hào về đất nước, con người Việt.
Phương LinhẢnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam