Chùa Hổ Sơn - Chốn tâm linh độc đáo giữa vùng chiêm trũng châu thổ sông Hồng

Từ Hà Nội theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đến trạm soát vé Cao Bồ, rẽ về quốc lộ 10 khoảng chục km, chùa Hổ Sơn hay còn gọi là Hổ Linh Tự tọa lạc ở phía Nam sườn núi Hổ, thôn Hổ Sơn, xã Liên Minh với nhiều hạng mục công trình phục vụ cho việc phát huy truyền thống văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

  • dinhcovungtau-800-417-px-1-1680103487158578790220-0-0-500-800-crop-1680103503288258325459.png

    Chiêm ngắm nét đẹp cổ kính của chùa Chuông, nơi mệnh danh là 'Phố Hiến đệ nhất danh thắng' đất Hưng Yên

Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, Chùa Hổ Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng. Thể theo nguyện vọng được trùng tu, tôn tạo để lưu giữ di tích lịch sử của nhân dân, các tín đồ phật tử và nhà chùa, ngày 22/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt quyết định cho phép chùa Hổ Sơn được tu bổ tôn tạo.

Đầu năm 2021, chùa Hổ Sơn chính thức được khởi công xây dựng với mong muốn được góp sức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đời nhà Trần. Công trình chùa Hồ Sơn được xây dựng trên nền đất chùa cũ và được quy hoạch mở rộng khuôn viên với tổng diện tích là 13 ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ.

Trong đó, khu thờ tự gồm có tòa Tam Bảo, đền thờ Mẫu, đền thờ Huyền Trân công chúa, nhà thờ tổ, lầu Cô, lầu Cậu, cùng tượng thập bát vị La Hán, nhà bia, quần thể lăng tam tháp tổ… Chùa và đền thờ Công chúa Huyền Trân được tôn tạo có hai cổng, bố trí đối xứng. Đi vào cổng bên trái, bước lên vài chục bậc thang lát đá là 2 dãy tượng với 18 vị La Hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương.

dsc4561-1675856459584119191038-1680339195351-16803392080721375963551-1680348706187-1680348706287667331818.jpg

Nằm chính giữa cổng là ngôi Tam Bảo khang trang; bên phải là đền thờ Huyền Trân công chúa. Cả chùa và đền đều được tôn tạo theo kiến trúc "tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh".

Theo thông tin từ Trung tâm văn hóa huyện Vụ Bản, chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Đây là nơi công chúa Huyền Trân về lập am thờ Phật. 

dsc4526-1675856455507159034620-1680339211187-16803392113781493494936-1680348713616-1680348713694112002557.jpg

Nằm trong khuôn viên chùa được dựng Bảo tháp 13 tầng, cao 26 mét, Tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong.

dsc4572-1675856461449192561584-1680339214273-16803392144271960046467-1680348718276-16803487183461043523236.jpg

Mô phỏng cảnh thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước.

dsc4555-16758564584261261340492-1680339217288-16803392177121857694347-1680348722917-16803487229912115230930.jpgdsc4577-16758564653551792539041-1680339221592-168033922171438166981-1680348726213-1680348726285727995537.jpg

Đặc biệt hơn là trong khuôn viên chùa còn được dựng tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sa – phia nguyên khối, cao 5,1 mét tượng trưng cho tuổi đời của Phật Hoàng.

dsc4513-16758564515981106039134-1680339224439-1680339224547493131349-1680348729251-1680348729329125808833.jpgdsc4525-16758564535251456359861-1680339228473-1680339228814908232575-1680348734650-1680348734725279796704.jpg
dsc4541-16758564568552090610507-1680339233243-16803392333591589547041-1680348740617-1680348740693331225999.jpgdsc4530-1675856455628421842077-1680339237281-16803392375571985928275-1680348746186-16803487462611846422391.jpg

Trong khuôn viên chùa còn được xây dựng nhà khách, 12 cây tháp tăng, cùng nhiều công trình phụ cận, như vườn hoa cây cảnh, hồ sen, làm cho khuôn viên chùa hoàn chỉnh và đẹp hơn.

Huyền Trân công chúa - Người con gái tài sắc vẹn toàn của đất Việt

Công chúa Huyền Trân là em gái Vua Trần Anh Tông, con gái duy nhất của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Thái hậu Khâm Từ Bảo Thánh. Công chúa sinh ra và lớn lên trong cảnh nước Đại Việt vừa trải qua binh biến tàn khốc sau 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược.

Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân Công Chúa, tác giả Hoàng Quốc Hải cũng đã vẽ nên cuộc đời nàng công chúa tài sắc vẹn toàn của đất Việt qua ngôn từ đầy tính hoài niệm. Công chúa được miêu tả có "đôi má ửng hồng lên trái đào khoe mã, khẽ nhếch cặp môi đỏ mọng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như ngô nếp". Đâu chỉ có vẻ đẹp trời phú, công chúa Huyền Trân còn có "giọng dịu ngọt tựa lời hát ru".

Lớn lên trong cung vàng điện ngọc, nhưng công chúa Huyền Trân lại chan hoà, gần gũi và hết mực yêu thương kẻ nghèo khó, tôi tớ dưới bề. Dẫu phận nữ nhi phải chăm lo đến các việc công, dung, ngôn, hạnh, rồi thi, thu, lễ, nhạc, nhưng công chúa xin vua cha "rộng phép cho con được giao tiếp với những người là rường cột của nước ta và cả những con dân một lòng, một dạ thờ vua, giữ nước" - Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ nhà Trần

9vetzfnwqa-800x-1676117225021752783721-1680339241142-1680339241386205946519-1680348749873-16803487499611540429563.jpgigyihplya-400x500-16761172250672019205007-1680339249287-1680339252548539509685-1680348753980-16803487540481195554744.jpg

Ảnh minh hoạ Huyền Trân công chúa. Ảnh: Indochine Art

Nàng mải mê đọc sách đến đêm khuya, làu thông kinh sách, khiến vua cha cảm thấy yên tâm vì "đã sớm tỏ ra một kẻ nhân nhu hiếu thuận"  "đã biết yêu quý những gì tốt đẹp do các bậc tiền bối tạo lập". 

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, mùa hạ, tháng 6, Bính Ngọ năm thứ 14 (1306), vua gả công chúa Huyền Trân cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân để tỏ lòng hoà hảo. Vì nền hoà bình của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, thấu hiểu nỗi lo của vua cha nên công chúa Huyền Trân đã chấp nhận. Đổi lại, Chiêm Thành dâng hai châu Ô Lý (làm lễ vật dẫn cưới).

Công chúa đã học ngôn ngữ và cả những vũ điệu ca hát lẫn phong tục tập quán của Chiêm Thành. Thời gian gấp gáp, nhờ sự lĩnh hội thông minh, nhanh nhẹn mà nàng rất nhanh đã thông thạo. Bên cạnh đó, Huyền Trân còn nhuần nhuyễn, nắm vững điều hay, điều đẹp của văn minh Đại Việt để giới thiệu sang Chiêm Thành.

Nương tựa nơi đất Chiêm, công chúa Huyền Trân thường xuyên vãn cảnh khắp nơi để tìm hiểu nền văn hóa Chăm Pa. Huyền Trân đã cho xây dựng nhiều đền đài, chùa tháp và thường xuyên chăm lo cho cuộc sống người dân nên được nhiều người yêu mến.

Với tài năng và sắc đẹp vẹn toàn như vậy, vua Chiêm Thành rất sủng ái Huyền Trân và phong nàng làm hoàng hậu. Hạnh phúc chẳng tày gang, cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được hơn 1 năm do vua Chế Mân đột ngột mất vào mùa hạ, tháng 5, năm Đinh Mùi thứ 15 (1307).

dsc4524-16758564529731511947227-1680339257312-1680339257865447977744-1680348757091-1680348757155275324011.jpgdsc4553-1675856457420308569770-1680339265333-16803392655521042199221-1680348761161-1680348761241931974489.jpg
dsc4565-16758564603171235419849-1680339269239-1680339269377257013769-1680348766449-1680348766514449749901.jpgdsc4518-16758564520051933249236-1680339273258-1680339276407593861878-1680348769374-16803487694541019067255.jpg

Hàng năm vào ngày 9/4 âm lịch là ngày kị của công chúa Huyền Trân, dân làng Hổ Sơn tổ chức lễ hội để tri ân công đức của bà.

Tục nước Chiêm Thành, hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào đàn thiêu chết theo. Vua cha biết thế, sợ con bị hại, mượn cớ làm lễ viếng, sai cận thần Khắc Chung đón bà về. Sau nhiều tháng lênh đênh trên biển, mùa thu, tháng 8, năm Mậu Thân thứ 16, công chúa Huyền Trân mới về đến kinh sư. 

Sử cũ có ghi lại, năm 1309, công chúa Huyền Trân đã xin thượng hoàng là cha Trần Nhân Tông – lúc đó đang tu ở Yên Tử cho bà xuống tóc xuất gia tu hành. Đến năm 1311, công chúa Huyền Trân về chân núi Hổ lập am thờ Phật cho đến khi qua đời vào ngày 9/4 năm Canh Thìn (1340). 

Thời điểm đó, ở làng Tiền, xã Tam Thanh, phía tây núi Hổ có công chúa Thụy Bảo - cô ruột của công chúa Huyền Trân đang tạo vườn hoa An Lạc và lập chùa tu hành. Tại đây, hai người cùng tu hành, phụng sự Phật pháp, khai hoang lập ấp, dạy dân trồng cây lương thực, trồng cây thuốc nam để chữa bệnh và không ngừng chăm lo cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng ấm no, thịnh vượng.

Sau khi hai bà mất, nhân dân làng Hổ Sơn lập am thờ trên chùa Nộn Sơn để tưởng nhớ công đức. Ghi nhớ công ơn và tiếc thương người con gái nước Đại Việt nết na xinh đẹp đã dâng trọn tuổi xuân của mình để đem lại hòa bình thịnh trị và mở mang bờ cõi cho đất nước, nhân dân làng Hổ Sơn đã lập đền thờ tại nơi bà tu hành.

dsc4569-1675856460836469572181-1680339280386-1680339280506994786515-1680348772371-1680348772437640435230.jpg

Công trình tôn tạo Chùa Hổ Sơn hoàn thành sẽ tạo nên một khu di tích lưu lại cho muôn đời sau.

Hiện chùa Hổ Sơn vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong,... Căn cứ vào giá trị lịch sử của ngôi chùa, ngày 27/9/2006, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận Chùa Hổ Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Ngôi chùa hơn 700 tuổi được xây dựng lại khang trang, bề thế không chỉ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa của địa phương, mà còn góp phần phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc được lưu truyền qua các thế hệ, mang tính nhân văn sâu sắc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022