Sữa đậu nành là đồ uống phổ biến trong bữa sáng. Vì được làm từ đậu nành xay nên sữa đậu nành rất giàu protein và các chất dinh dưỡng khác. So với sữa động vật, sữa đậu nành có nhiều chất xơ hơn, ít cholesterol và axit béo bão hòa hơn, có tác dụng trong việc giảm cân. Ngoài hàm lượng protein cao nổi tiếng, sữa đậu nành còn chứa isoflavone đậu nành có hoạt tính sinh học cao, cơ thể dễ hấp thụ, có thể tăng khả năng chống oxy hóa và ức chế các gốc tự do.

photo-1-1700997825125278430692.jpg

Không chỉ vậy, lecithin trong sữa đậu nành còn có thể làm giảm cholesterol bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột. Đậu nành cũng hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu, chống viêm và làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận mãn tính, tình trạng protein niệu ở bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường.

Tuy nhiên, sữa đậu nành dù giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng uống không đúng cách có thể sẽ gây gánh nặng cho cơ thể, thậm chí có nguy cơ gây nôn mửa, tiêu chảy.

Những sai lầm khi uống sữa đậu nành gây hại

1. Uống sữa đậu nành thay nước

Dù sữa đậu nành giàu protein nhưng nếu tiêu thụ lượng lớn trong ngày thay cho nước sẽ gây ra gánh nặng cho thận. Chỉ nên uống sữa đạu nành không đường với lượng khoảng 400ml mỗi ngày. Nên bổ sung protein từ các nguồn khác như hải sản, trứng, thịt... để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

photo-1-17009993248941425032969.jpg

2.  Thay hoàn toàn sữa tươi bằng sữa đậu nành

Nhiều người cho rằng sữa đậu nành có hàm lượng canxi cao và có thể dùng thay thế sữa tươi cũng như những thực phẩm khác để bổ sung canxi. Tuy nhiên, hàm lượng canxi trong 100g sữa đậu nành chỉ khoảng 14mg, trong khi hàm lượng canxi trong 100g sữa nguyên chất là 104mg. Chính vì vậy, nếu muốn bổ sung canxi đầy đủ lượng canxi cho cơ thể thì nên uống thêm sữa cũng như các thực phẩm khác, tránh tình trạng thiếu hụt canxi.

Ngoài sữa tươi, cũng có những thực phẩm khác bổ sung canxi như các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa chua, phô mai) cũng như các loại rau có màu xanh đậm, đậu và hạt vừng đen. Nên tiêu thụ một phần sữa đậu nành và một phần sữa tươi mỗi ngày.

3. Uống sữa đậu nành khi bụng đói vào bữa sáng

Sữa đậu nành là lựa chọn tốt để tăng cơ giảm mỡ. Một số người muốn bổ sung protein, giảm lượng calo nạp vào nên quyết định uống sữa đậu nành khi bụng đói. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tác dụng hấp thụ protein.

Nếu uống sữa đậu nành khi bụng đói, protein sẽ được chuyển thành calo và tiêu thụ. Vì vậy, tốt nhất nên uống sữa đậu nành cùng với các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, bánh bao…). Bởi protein có thể điều chỉnh các chức năng sinh lý cũng như xây dựng và sửa chữa các mô nên sẽ là một tổn thất lớn nếu uống sữa đậu nành khi bụng đói và protein được chuyển thành calo. 

Khi ăn cùng tinh bột, protein sẽ được hấp thụ tốt hơn, không bị lãng phí. Nhà dinh dưỡng học Lý Vãn Bình cho biết có thể kết hợp sữa đậu nành với các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, ngũ cốc và bánh bao ngũ cốc để bổ sung axit amin còn thiếu và giúp lượng protein được nạp vào đầy đủ hơn.

photo-1-17009983231011002520357.jpg

Nhiều người cho rằng sữa đậu nành không thể ăn cùng trứng. Do sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin sẽ cản trở quá trình tiêu hóa protein của cơ thể. Mặc dù vậy, chỉ có sữa đậu nành chưa nấu chín mới có chất ức chế trypsin.

4. Sữa đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa saponin đậu nành và chất ức chế trypsin. Những chấy này không chỉ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa protein bình thường của cơ thể. 

Nguồn: edh.tw

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022