Trong những năm gần đây, người ta phát hiện ra rằng thời điểm ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Giáo sư Shigenobu Shibata, giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Nhật Bản đã chỉ ra rằng các tế bào của con người có một đồng hồ sinh học không đổi, và mỗi cơ quan nội tạng trong cơ thể đều có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi riêng.

Khi đồng hồ sinh học bị lệch và rối loạn có thể dẫn đến béo phì và các bệnh liên quan, chẳng hạn như bệnh tim, xuất huyết não, lão hóa và trầm cảm. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh sự rối loạn của đồng hồ sinh học bằng cách ăn uống đúng lúc.

Giáo sư Shigenobu Shibata đã phân tích thời gian tốt nhất để ăn sáng, trưa và tối:

Thời điểm ăn sáng tốt nhất

photo-3-16670463719071452862925.jpg

Nên ăn sáng trong vòng 2 tiếng từ khi thức dậy. (Ảnh minh họa)

Ăn sáng càng sớm càng tốt sau khi thức dậy, tốt nhất là trong vòng 2 giờ sau khi ngủ dậy. Ví dụ nếu bạn thức dậy lúc 7 giờ thì tốt nhất nên ăn sáng trước 9 giờ. Bữa sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại đồng hồ sinh học và điều chỉnh chu kỳ của đồng hồ cơ thể với chu kỳ của cuộc sống.

Thời điểm tốt nhất để ăn trưa

photo-2-16670463689261218858683.jpg

Nên ăn bữa trưa cách bữa sáng 5 tiếng. (Ảnh minh họa)

Bữa trưa nên cách bữa sáng 5 tiếng. Ví dụ nếu 7 giờ bạn ăn sáng thì tốt nhất nên ăn trưa lúc 12 giờ vì các cơ quan liên quan đến tiêu hóa và hấp thụ hoạt động mạnh nhất. Bằng cách này, bạn có thể nhận được năng lượng hiệu quả và gánh nặng cho các cơ quan nội tạng của bạn sẽ ít hơn.

Thời điểm ăn tối tốt nhất

Tốt nhất là sau bữa sáng 10 tiếng và muộn nhất là 12 tiếng. Nếu bạn ăn sáng lúc 8 giờ thì bữa tối nên ăn lúc 18 giờ, muộn nhất là trước 20 giờ. Vì khi đêm càng khuya, khả năng tiêu hóa và hấp thụ của các cơ quan nội tạng càng giảm, ăn quá khuya sẽ gây ra gánh nặng. Ngoài ra, ăn khuya cũng làm giảm cảm giác thèm ăn vào sáng hôm sau.

photo-1-16670463672171272638647.jpg

Nên ăn bữa tối cách bữa sáng 10 tiếng, tối đa 12 tiếng. (Ảnh minh họa)

Đối với những người có lịch sinh hoạt ngày và đêm bị đảo lộn vì công việc, giáo sư Shigenobu Shibata nói rằng họ có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học theo lối sống của mình thông qua một số thủ thuật. Ví dụ, những người làm việc ca đêm coi đêm như ngày và ăn ngay khi thức dậy.

Nguồn và ảnh: ETtoday

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022