Mới đây, câu chuyện một người nổi tiếng trên nền tảng phát sóng bán hàng trực tuyến ở thành phố Lâm Hải (Thai Châu, Trung Quốc) mắc hội chứng mông chết (DBS) đang gây chú ý trên khắp các mạng xã hội nước này. Theo đó, Xiao Jin, 27 tuổi được nhiều người biết đến với vai trò là một người phát sóng bán hàng trực tuyến.

Cách đây một thời gian, cô đột nhiên phát hiện mình có cảm giác khó chịu không thể giải thích được ở eo và hông, chỉ cần ngồi lâu sẽ cảm thấy đau đớn không chịu nổi. Ban đầu, Xiao Jin không để ý nhiều đến việc đó, cho rằng đó chỉ là do làm việc nhiều giờ và thiếu vận động. 

-1698036392043274757448.jpg

Tuy nhiên, cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn trong tháng tiếp theo, vì vậy cô quyết định tìm đến bệnh viện để được giúp đỡ. Bác sĩ hỏi về tình trạng của Xiao Jin và được biết cô làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày và dành nhiều thời gian ngồi trên ghế hơn là ngủ. Theo Ye Lingchao, Phó trưởng Khoa Y học Thể thao Chỉnh hình của Bệnh viện Enze thuộc Trung tâm Y tế Taizhou Enze (Trung Quốc), tình trạng này là một "hội chứng mông chết" điển hình.

"Hội chứng mông chết" là gì? Khi một người ngồi lâu, các cơ vùng mông thường ở trạng thái "tê liệt" không hoạt động. Theo thời gian, các cơ này sẽ "mất trí nhớ", quên đi chức năng cơ bản của mình là hỗ trợ xương chậu và giữ cho cơ thể đứng thẳng, dẫn đến giãn cơ, suy yếu chức năng, thậm chí gây đau vùng lưng dưới và khớp gối.

Bác sĩ Ye Lingchao cho biết hội chứng mông chết có thể xảy ra với bất kỳ ai và khả năng khởi phát phụ thuộc vào môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt và thói quen tập thể dục của mỗi người. Với căn bệnh này, việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Trong công việc hàng ngày, tốt nhất bạn nên đứng dậy và đi lại sau mỗi nửa giờ đến một giờ, giãn cơ và tránh ngồi lâu.

photo-1-1698036495147635464694.jpg

Để ngăn ngừa hội chứng mông chết, cách tốt nhất là duy trì hoạt động thể chất. Sau giờ làm việc, mọi người nên ra ngoài hoạt động nhiều hơn, tắm nắng, tập thể dục nhiều hơn và nâng cao thể lực. Bác sĩ Ye Lingchao cũng đề xuất một số bài tập có thể giúp "hồi sinh" phần mông chết. Ví dụ, nằm ngửa, co chân, đặt chân xuống đất, dùng sức của mông và mặt sau của đùi để nâng vai, hông và khớp gối và tác dụng lực khi thở ra.

Tất nhiên, nếu tình trạng đau lưng và đau hông không thuyên giảm trong thời gian dài, thậm chí trầm trọng hơn thì nên đến cơ sở y tế kịp thời để chẩn đoán chính xác và điều trị tương ứng. Chỉ bằng cách này mới có thể giải quyết được "hội chứng mông chết" một cách hiệu quả.

Nguồn và ảnh: Kknews, Healthline

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022