Tôi không bao giờ nghĩ gia đình mình lại có ngày xảy ra chuyện giống trên phim truyền hình như vậy, có ngày tôi trở thành đối tượng của sự nghi ngờ và đứa trẻ tôi sinh ra bị ông nội đòi xét nghiệm ADN để kiểm tra huyết thống.

Tôi và chồng yêu nhau từ thời đại học. Sau khi ra trường, cả hai đi làm vài năm thì kết hôn. Chồng tôi hiền lành, tử tế, sống có trách nhiệm, và gia đình anh cũng không có vẻ gì là hà khắc. Bố mẹ chồng tôi khá điềm đạm, yêu thương con cháu, chưa từng can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của vợ chồng tôi.

Nhưng từ khi con tôi được ba bốn tuổi, không khí trong nhà dần đổi khác. Ban đầu chỉ là những câu nói vu vơ của bố chồng: “Thằng bé này chẳng giống bố nó chút nào!”, “Sao mũi nó tẹt thế nhỉ? Nhà này ai mũi tẹt đâu?”, “Mắt nó to như mắt Tây ấy, lạ nhỉ?”...

Tôi không để tâm, con giống mẹ không giống bố là chuyện bình thường, tôi định cãi là chồng con cũng có giống bố đâu nhưng sợ ông giận nên lại thôi. Tôi nghĩ mình nên thông cảm cho tâm lý bên nội lúc nào cũng muốn con cháu giống nhà mình.

Nhưng con tôi càng lớn lên, sự lạnh nhạt, xét nét và khó chịu mà ông nội dành cho nó càng rõ. Dần dần, tôi cảm thấy dường như bố chồng không chỉ ghét bỏ vì chuyện giống hay không, mà ông nghi ngờ huyết thống của thằng bé. Tuy tổn thương nhưng vì bố chồng không nói thẳng nên tôi cũng không tiện giải thích cho mình.

Rồi một lần, tôi nghe thấy ông nói nhỏ với chồng tôi: “Con nên lấy tóc thằng bé xét nghiệm ADN đi, biết đâu lại...”. Chồng tôi tức giận ra mặt, gạt phắt: “Con tin vợ con. Bố đừng nói linh tinh”. Thấy chồng đã nói vậy rồi nên im lặng coi như không biết.

Nhưng đến hôm thấy ông lén gọi cháu lại, nhổ tóc nó thì tôi không nhịn được nữa thì tôi không còn né tránh mà hỏi thẳng ông. Bố chồng cũng chẳng thèm lén lút nữa, nói luôn nghi ngờ của mình và bảo đừng hòng ai ngăn cản, ông quyết làm rõ việc này.

tam-su-07120219-1745391881004-17453918817711933407332.jpg

(Ảnh minh họa được tạo bởi AI)

Ban đầu tôi muốn nổi giận, nhưng rồi kịp thời nén lại, giữ vẻ mặt thản nhiên. Thôi thì cây ngay không sợ chết đứng, nếu không giải tỏa mối nghi ngờ này thì mãi mãi về sau bố chồng cũng sẽ không yên được, miễn chồng tôi tin tưởng vợ con... Nghĩ vậy, tôi chỉ nắm chặt tay con, bảo tùy bố.

Mẹ chồng tôi thì phản đối chuyện xét nghiệm. Bà nói bà hoàn toàn tin tưởng con dâu, nói con cháu không nhất thiết lúc nào cũng giống bên nội: "Nó giống mẹ nó, giống tôi, đây này, ông không thấy cái cằm, cái miệng giống hệt tôi đây à? Bỏ cái trò xét nghiệm đi, xúc phạm con dâu, làm tổn thương cháu, sau này sống khó nhìn mặt nhau ra"...

Mẹ chồng còn nói rất nhiều nữa để khuyên can bố chồng, làm ông nổi cáu. Tôi khuyên: "Thôi mẹ ạ, cứ để bố làm, không thì bố cứ ôm mãi sự nghi ngờ thế này, khổ con khổ cháu". Nhưng bà vẫn tiếp tục ngăn cản, khiến tôi thực sự ngạc nhiên, không hiểu chính người trong cuộc là tôi còn chịu thua bố chồng, sao bà cứ khăng khăng như vậy.

Bố chồng đã nói là làm. Trong thời gian đợi kết quả, tôi tuy lòng buồn nhưng giữ vẻ thản nhiên, chỉ chờ khi được minh oan sẽ nhất định yêu cầu một lời xin lỗi tử tế. Còn mẹ chồng thì trở nên lo lắng, bồn chồn lạ thường, hay thở dài, đứng ngồi không yên. Thái độ của bà khiến tôi có một linh cảm rất lạ.

Một tuần sau, bố chồng tôi nhận được kết quả xét nghiệm. Tôi chết lặng khi thấy ông đập bàn đánh rầm rồi phun ra 4 chữ: "Không cùng huyết thống".

Lúc này, đến chồng tôi cũng không giữ được sự tin tưởng nữa. Anh nhìn tôi như bị đánh gục: “ Em nói thật đi, thằng bé”...

Tôi nghĩ lúc này thì một lời khẳng định suông chẳng có giá trị gì nên bình tĩnh hỏi rõ, mẫu so sánh là của chồng tôi hay bố chồng. Tôi đanh giọng nói ráo hoảnh: "Xét nghiệm lại, lấy mẫu tóc của chính anh để so sánh. Nó nhất định là con anh. Nếu chưa xét nghiệm lại theo đúng yêu cầu này, không một ai có tư cách phán xét hay vấn tội tôi".

Hai người đàn ông chưa kịp nói gì thì vẫn là mẹ chồng tôi lên tiếng ngăn cản. Lúc này trong lòng tôi hiểu rõ tại sao, dù thương bà nhưng tôi phải bảo vệ chính mình và con trai, vì vậy vẫn kiên quyết yêu cầu chồng xét nghiệm ADN với con trai, nếu không tôi sẽ ly hôn và về sau gia đình này đừng ai nhận con nhận cháu nữa.

Mẹ chồng tôi như kiệt sức, ngồi sụp xuống ghế sofa và khóc. Giờ thì đến lượt bố chồng tôi nhận ra vấn đề. Ông chỉ tay vào vợ lắp bắp hỏi: "Là bà, là bà phải không?". Và rồi mẹ chồng tôi thú nhận, người có lỗi chính là bà chứ không phải tôi.

Hóa ra hơn 30 năm trước, bà từng có lần mất kiểm soát khi gặp lại người cũ trong thời gian bố chồng tôi đi công tác. Khi có thai, bà biết đứa trẻ là của ai nhưng không dám bỏ, tự nhủ sẽ dùng cả đời còn lại để bù đắp cho ông. Nhiều năm trôi qua, bà nghĩ mọi chuyện đều trót lọt, gia đình viên mãn, chẳng ngờ bố chồng không nghi ngờ vợ nhưng lại nghi ngờ con dâu khi thấy cháu không giống con trai mình.

Trái với suy nghĩ của tôi rằng cả nhà sẽ có một trận đại chiến khi sự thật phơi bày, bố chồng tôi không gầm lên mắng chửi mà cũng như vợ, ngồi rũ xuống như tàu lá héo. Sau cú sốc đó, ông dọn ra phòng riêng; không đòi ly hôn, không đánh mắng, chỉ im lặng và lạnh nhạt.

Mẹ chồng mỗi ngày sống trong ân hận, nước mắt chan cơm, còn chồng tôi rơi vào khủng hoảng. Anh lặng lẽ, ít nói hơn, và không biết nên đối diện với người cha đã thương yêu nuôi nấng mình bao năm thế nào.

Còn tôi, tôi chỉ biết ôm con vào lòng, mong thằng bé lớn lên bình an, mong gia đình này rồi sẽ có thể hàn gắn lại – dù có lẽ mãi mãi sẽ không thể trở về như trước.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022