1. Tuyệt đối không tiết lộ thu nhập hay tiền tiết kiệm của bản thân

Nhiều người nghĩ rằng giữa anh em ruột thịt thì chuyện chia sẻ mức thu nhập hay số tiền mình đang có là điều bình thường. Thế nhưng, chính sự "thật thà" này đôi khi lại đẩy bạn vào thế khó. Bởi lẽ, khi biết bạn kiếm được khá, không ít người trong nhà sẽ bắt đầu nghĩ đến chuyện vay mượn, xin xỏ hay mong bạn "giúp đỡ một tay". Thậm chí, họ mặc định rằng bạn có điều kiện thì việc giúp người nhà là trách nhiệm đương nhiên.

Đáng nói hơn, không phải ai cũng hiểu rằng đằng sau số tiền bạn kiếm được là biết bao nỗ lực, cố gắng và hy sinh. Người ngoài chỉ nhìn thấy thành quả, nhưng lại không thấy chặng đường gian nan bạn đã đi qua.

Suy nghĩ, quan điểm sống mỗi người mỗi khác — và khi có sự chênh lệch, dễ nảy sinh hiểu lầm, ganh tị. Dù bạn có nhiều hay ít, tốt nhất hãy giữ kín thông tin tài chính của mình. Khi có thể giúp đỡ anh em, hãy làm bằng cái tâm, âm thầm và đúng lúc, thay vì chia sẻ để rồi bị đánh giá hoặc lợi dụng.

1-1628.jpg Nhiều người nghĩ rằng giữa anh em ruột thịt thì chuyện chia sẻ mức thu nhập hay số tiền mình đang có là điều bình thường.

2. Không tùy tiện kể chuyện gia đình nhà vợ/chồng

Khi trưởng thành, mỗi người đều có cuộc sống riêng. Dù thân thiết đến mấy, bạn cũng nên giữ một ranh giới nhất định — đặc biệt là với chuyện riêng tư của gia đình vợ hoặc chồng.

Đã từng có người rơi vào tình huống dở khóc dở cười chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ. Anh Hùng, một người thành đạt từ khá sớm, thừa nhận phần lớn thành công của mình có sự hỗ trợ lớn từ gia đình bên vợ. Điều này không có gì sai, nhưng chính vì từng kể với anh em trong nhà nên về sau lại thành chuyện để bàn tán. Em trai anh, trong một lần cần nhờ vả bố vợ của anh nhưng không được, liền tỏ thái độ trách móc, cho rằng anh Hùng "chỉ biết sống cho riêng mình".

Bạn nên hiểu rằng: những câu chuyện liên quan đến nhà vợ/chồng tưởng chừng là chia sẻ vô tư, nhưng lại rất dễ gây hiểu lầm. Nếu gia đình nửa kia có điểm tốt, bạn có thể bị “gán mác” là được thơm lây và bị đòi hỏi giúp đỡ. Nếu có điều tiếng, bạn đời bạn cũng dễ bị đánh giá sai lệch từ phía người thân của bạn.

Giữ kín chuyện riêng tư là cách bảo vệ không chỉ chính mình mà còn là bảo vệ mối quan hệ và hình ảnh của người bạn đời trong mắt gia đình ruột thịt.

2-1629.jpg Giữ kín chuyện riêng tư là cách bảo vệ không chỉ chính mình mà còn là bảo vệ mối quan hệ và hình ảnh của người bạn đời trong mắt gia đình ruột thịt.

3. Không tùy tiện nhận xét hay phán xét anh chị em ruột

Nhiều người vẫn tin rằng, giữa anh em ruột thịt thì không cần giữ kẽ. Dù lớn lên, mỗi người có cuộc sống riêng, họ vẫn nghĩ rằng có thể nói thẳng mọi điều, thậm chí góp ý hay chỉ trích cũng là chuyện bình thường. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy.

Có một người anh vì không hài lòng với lối sống của em trai nên thường xuyên thẳng thắn “dạy bảo”. Trong một lần họp mặt gia đình, khi rượu vào lời ra, những câu góp ý ban đầu nhanh chóng biến thành những lời trách móc, khiến không khí trở nên căng thẳng. Người anh cho rằng mình đang nói thật lòng để giúp em “sống tốt hơn”, trong khi người em cảm thấy bị xúc phạm và không được tôn trọng.

Thực tế, khi mỗi người đã trưởng thành, ai cũng có suy nghĩ, hoàn cảnh và cách sống riêng. Những năm tháng không còn sống chung dưới một mái nhà đã vô hình tạo ra khoảng cách — bạn không còn hiểu rõ cuộc sống của người kia như trước. Vì vậy, đừng vội đánh giá, càng không nên tùy tiện phán xét.

Lời góp ý, dù xuất phát từ ý tốt, nếu không đúng lúc, đúng cách sẽ dễ bị hiểu sai thành sự kiểm soát hoặc can thiệp thô bạo. Điều đó không chỉ khiến người thân tổn thương mà còn làm mối quan hệ rạn nứt. Hãy luôn nhớ rằng: “Nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác” mới là cách ứng xử khôn ngoan trong mọi mối quan hệ — kể cả với chính anh chị em ruột của mình.

Sau cùng, dù tình thân có sâu đậm đến đâu thì cũng nên giữ những ranh giới nhất định. Giữ gìn sự tôn trọng chính là cách để tình cảm gia đình bền chặt theo năm tháng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022