Tiểu sử diễn viên Thiện Tùng
Diễn viên Thiện sinh năm 1982 tại Thành phố Hà Nội. Công chúng chỉ thực sự biết đến cái tên Thiện Tùng khi anh chính thức nhận lời mời của đạo diễn Hà Sơn vào vai trung úy Hà trong phim Trung úy (Sản xuất năm 2007) chứ không phải một diễn viên Hàn Quốc nào như đạo diễn Hà Sơn từng tung tin.
Dư luận bắt đầu quan tâm người vào vai trung úy Hà là ai, sao “dũng cảm” chấp nhận những vụ “nổ” trên báo giới của đạo diễn Hà Sơn đến vậy. Hóa ra, một anh chàng đang ở tuổi 20, quân của Đoàn kịch I, Nhà hát Kịch Hà Nội có tên Thiện Tùng.
Thiện Tùng diễn viên được yêu mến qua nhiều vai diễn trên sân khấu kịch, phim điện ảnh và phim truyền hình. Gương mặt thư sinh đậm chất điện ảnh, dáng người cao ráo không thua kém gì người mẫu, Thiện Tùng lọt mắt xanh nhiều đạo diễn tên tuổi và trở thành gương mặt quen thuộc trên màn ảnh Việt. Thiện Tùng luôn trau chuốt cho từng vai diễn, từng nhân vật.
Thiện Tùng tốt nghiệp thủ khoa với tấm bằng giỏi lớp diễn viên khóa 1 trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuạt Hà Nội năm 2006. Thiện Tùng được nhiều nhà hát, đoàn kịch của Trung ương, địa phương mời về công tác nhưng anh đều từ chối. Thiện Tùng nộp hồ sơ thực tập tại Nhà hát Kịch Hà Nội bởi đây là cái nôi của nhiều nghệ sĩ gạo cội như: NSND Hoàng Dũng, NSND Tiến Đạt, NSND Hoàng Cúc, NSND Minh Hoàn, NSƯT Công Lý... Thiện Tùng từng tham gia nhiều vai diễn của Nhà hát Kịch như: Hà Mi của tôi, Những gương mặt thấp thoáng, Đảo Thần vệ nữ, Tiếng đàn vùng Mê Thảo, những người con Hà Nội... Tên tuổi của Thiện Tùng gây ấn tượng mạnh với khán giả sau khi tham gia vai trung úy Hà trong phim "Trung úy" của đạo diễn Hà Sơn năm 2007. Sau đó, anh tham gia nhiều bộ phim truyền hình khác như: Chớp mắt cùng số phận (đạo diễn Lê Ngọc Linh), Rượu cần đêm mưa (đạo diễn Nguyễn Đức Việt đạt giải Cánh diều bạc năm 2008), Cao xanh không lối ( đao diễn Nguyễn Thế Vĩnh), Đội đặc nhiệm H88, Lều Chõng (đạo diễn Thanh Vân), Nhật ký viết đến ngày 8/3 (đọa diễn Phạm Gia Phương), Qua ngày giông bão (đạo diễn Đỗ Chí Hướng)... Thành công với phim truyền hình nhưng với Thiện Tùng sân khấu vẫn là sự nghiệp để đời, phim ảnh là sự trải nghiệm cũng như để quảng bá hình ảnh của bản thân. Thiện Tùng từng sang Trung Quốc để vảo vai vua Việt Long trong phim "Lý Công Uẩn đường đến thành Thăng Long" - phim được sản xuất để chiếu vào đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng lại không được chiếu.
Thương hiệu của Thiện Tùng là những vai hiền lành, tử tế nhưng anh vẫn mong muốn được đảm nhận những vai phản diện để được thử sức mình ở góc độ khác. Anh muốn diễn nhiều dạng vai khác nhau chứ không phải vai trước giống vai sau. Thiện Tùng không muốn đi vào lối mòn, không muốn rơi vào tình trạng lấy mình ra để đóng.
Từ khi làm nghề, Thiện Tùng đảm nhiệm hơn 20 vai chính, thứ chính cả trên sân khấu kịch, điện ảnh và truyền hình. Bên cạnh diễn xuất, Thiện Tùng còn phấn đấu trong công việc Bí thư chi đoàn Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 2014, Thiện Tùng được giao trọng trách Phó đoàn kịch I của Nhà hát.
Đạo diễn Thanh Vân nhận xét: “Tôi từng xem Tùng tham gia các phim nhựa và truyền hình. Tôi thấy Tùng thường vào vai người lính và bị đóng dính vào vai này. Với Lều chõng, Tùng đã làm khác những vai trước, từ ý thức thay đổi hình ảnh của mình. Đó chính là sự say mê nghề, cũng như cách làm việc chuyên nghiệp của rất ít diễn viên trẻ ngoài Bắc hiện nay”.