Ngày 2/1/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, COVID-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.

Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương), Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc).

metapneumovirus12aa80b4883-1736081343860639138207-1736081549238-1736081549755855522390.jpg

Đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí, mạng xã hội nêu trên.

Tuy nhiên, Cục khẳng định không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Human Metapneumovirus là virus gì?

Metapneumovirus (Human Metapneumovirus – HMPV) ở người là một chủng virus thuộc họ Paramyxovirus (cùng họ với virus hợp bào hô hấp) được phát hiện vào năm 2001 bởi các nhà khoa học ở Hà Lan. Đây là một trong những virus gây viêm đường hô hấp cấp ở mọi lứa tuổi, bao gồm viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có khoảng 10-12% trẻ mắc bệnh về đường hô hấp do Human Metapneumovirus gây ra. Phần lớn các trường hợp này đều dưới 5 tuổi, trong đó, có khoảng 5-16% trẻ bị viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi).

Human Metapneumovirus có thể lây truyền qua đường nào?

Human Metapneumovirus có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn có chứa virus được người bệnh giải phóng ra khỏi cơ thể khi ho, hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện,… Đây cũng chính là con đường lây truyền chính của chủng virus này.

Ngoài ra, Human Metapneumovirus có thể tồn tại khá lâu trong không khí, trên các bề mặt, đồ vật và xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta va chạm hay tiếp xúc với chúng.

Đối tượng nguy cơ nhiễm Human Metapneumovirus

Viêm phổi do Human Metapneumovirus ở trẻ dưới 5 tuổi có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát đúng cách.

  • ho-hap-16453872-1736078556831-1736078557979409628329-0-0-450-720-crop-1736078862684137798082.jpg

    Theo dõi chặt bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bệnh đường hô hấp do Human Metapneumovirus có nguy cơ xảy ra cao hơn ở các đối tượng sau:

- Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh

- Người lớn tuổi, trên 65 tuổi

- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu: có tiền sử mắc bệnh phổi, hen suyễn, khí phế thũng…

- Bệnh nhân COPD

- Người đang thực hiện hóa trị hay đã từng thực hiện phẫu thuật ghép tạng…

human-metapneumovirus-hmpv-1736081376566511634416-1736081550865-17360815510071190250839.jpg

Triệu chứng nhiễm Human Metapneumovirus ở người

Sau khi nhiễm Human Metapneumovirus, bệnh nhân thường sẽ có biểu hiện sau khoảng 3-5 ngày ủ bệnh. Các triệu chứng này khá giống với cảm lạnh thông thường, gồm:

- Ho

- Nghẹt mũi, sổ mũi

- Rát họng

- Sốt nhẹ

Sau đó, bệnh có thể trở nên nặng hơn và chuyển biến thành viêm đường hô hấp dưới với các triệu chứng như:

- Sốt cao

- Khò khè

- Ho có đờm đặc

- Khó thở

- Da tím tái

- Có dấu hiệu suy hô hấp

Đã có vaccine phòng ngừa Human Metapneumovirus chưa? Phòng ngừa nhiễm Human Metapneumovirus bằng cách nào?

Hiện nay, Metapneumovirus chưa có vacxin phòng ngừa. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp do Metapneumovirus, việc chủ động thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Các phương pháp này gồm:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.

Thực hiện các biện pháp giảm tiếp xúc như: đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người, hạn chế đến những nơi đông người khi có dịch bệnh…

Thường xuyên lau dọn, khử khuẩn các bề mặt trong gia đình, đồ dùng cá nhân và đồ chơi của trẻ.

Xây dựng thói quen rửa tay hằng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022