Trong cuộc khảo sát với hơn 1.000 người Mỹ do Mathias Clasen, Giám đốc Phòng thí nghiệm Nỗi sợ Giải trí, Đại học Aarhus thực hiện, 55% tình nguyện viên tự nhận là người hâm mộ phim kinh dị. Theo các nhà khoa học, con người có hứng thú với cảm giác hồi hộp, sợ hãi ngay từ khi còn nhỏ. Các trò chơi thơ ấu như trốn tìm, đuổi bắt hoặc ú òa được coi là sự mô phỏng giữa kẻ săn mồi và con mồi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao con người thích thú với cảm giác này? Theo các chuyên gia, khi sợ hãi, hệ thống nội tiết của con người tiết ra adrenaline, noradrenaline và cortisol, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hoạt động thể chất. Khi xem phim, mọi người đều biết các nhân vật đáng sợ không hề có thật, song bộ não vẫn chuẩn bị phản ứng như thể đây là mối đe dọa ngoài đời. Một nghiên cứu về ảnh não cho thấy việc xem phim kinh dị sẽ kích hoạt các vùng não phản ứng với mối đe dọa. Các vùng này bao gồm hạch hạnh nhân, vỏ não trước trán và thùy não.

Sau sự hồi hộp đó, nhiều người cảm thấy phấn chấn. Một nghiên cứu kiểm tra phản ứng não bộ của 262 người trưởng thành trước và sau khi bước vào ngôi nhà bị ma ám. 50% tình nguyện viên cho biết họ cảm thấy tâm trạng tốt hơn sau chuyến đi. Các bản quét não trước và sau đó cho thấy những người này ít phản ứng hơn với tác nhân gây căng thẳng xảy ra sau đó.

-9825-1667202006.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ve-uTmbtAj9XFIdV-OXY0A

Một cặp đôi đang xem phim kinh dị. Ảnh: Freepik

Nhiều người khác muốn trải nghiệm cảm giác sợ hãi để vui vẻ hơn, tự học hỏi và thúc đẩy khả năng của bản thân. "Họ tự thách thức nỗi sợ hãi của mình, thử thách bản thân trước nỗi sợ đó", Coltan Scrivner, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nỗi sợ Giải trí của Đại học Aarhus, cho biết.

Kiều người thứ ba thường thích trải nghiệm cảm giác kinh dị thông qua việc đọc các tin tức đáng sợ trên phương tiện truyền thông. Thói quen này giúp họ đối phó với những lo lắng trong thế giới thực hoặc cuộc sống của chính mình bằng cách lường trước mối đe dọa cụ thể.

Việc xác định những nỗi sợ mang tính cá nhân giúp mọi người kiểm soát trạng thái cảm xúc của mình. Theo thời gian, thông qua nỗi sợ, mọi người sẽ nhầm học được những kỹ năng điều tiết cảm xúc, thể hiện chúng ở nơi an toàn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy trải nghiệm nỗi sợ có thể hữu ích khi mối đe dọa thực sự xuất hiện. Tiến sĩ Scrivner nhận thấy kể từ khi đại dịch bắt đầu, người thích cảm giác mạnh, hâm mộ phim kinh dị thường kiên cường hơn về mặt tâm lý.

"Chơi đùa với nỗi sợ giúp chúng ta biết được cơ thể mình cần làm gì, cách vượt qua tất cả những thử thách trong cuộc sống", tiến sĩ Clasen giải thích.

Thục Linh (Theo Washington Post)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022