Vừa qua, đại diện của nữ diễn viên Đặng Sa - người đóng vai chị gái Nguỵ Anh Lạc trong bộ phim cung đấu đình đám Diên Hi công lược đã thông báo với báo giới về tình trạng sức khoẻ của nữ diễn viên. 

2-1576656302367345518699.jpg

Diễn viên Đặng Sa

Được biết, nữ diễn viên 34 tuổi này đã bị bỏng nặng khi giác hơi thư giãn sau những cảnh quay của loạt phim truyền hình dài tập.

Trước đó, nhiều fan đã bắt Đặng Sa di chuyển rất khó khăn, cần có người đỡ để đi đến phòng khám chỉnh hình và phòng khám bỏng.

Nguyên nhân chính của cơn bỏng kinh hoàng này là do phần cồn được dùng để hơ cốc đã được lấy quá nhiều, nên đã chảy xuống lưng cô, khiến da bốc cháy. Dù đã được dập lửa ngay sau đó, nhưng hiện tại phần lưng của Đặng Sa đã bị bỏng cấp độ 2, liên tục chảy mủ và nước. Khả năng cao là cô bị nhiễm trùng mủ do phồng rộp nghiêm trọng.

untitled1-15766555994511305136680.png

Vết thương bỏng của Đặng Sa tương đối nặng

Hiện Đặng Sa đang trong quá trình hồi phục, nhưng các bác sĩ đánh giá cô có thể bị sẹo vĩnh viễn.

Những người cần tuyệt đối tránh giác hơi

Giác hơi từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là tác dụng của giác hơi còn làm dịu các cơn đau cơ. Phương pháp này cũng được áp dụng cho các điểm bấm huyệt chính nên có thể mang lại hiệu quả trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, da và các tình trạng khác cần được điều trị bấm huyệt.

Liệu pháp giác hơi có tốt không tùy thuộc vào việc bạn có áp dụng nó đúng cách, thời điểm và nơi thực hiện hay không. Thông thường, giác hơi có thể mang lại nhiều lợi ích và ít tác dụng phụ. Các tác dụng phụ bạn cần đề phòng chủ yếu như: Sẹo trên da; khối máu tụ (bầm tím); ra mồ hôi hoặc buồn nôn; nhiễm trùng; cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt trong quá trình thực hiện...

Để phòng tránh các nguy cơ tác dụng phụ giác hơi, cách tốt nhất nhất là bạn hãy đến các trung tâm sức khỏe, phòng khám y học cổ truyền có uy tín để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và thực hiện các phương pháp làm sạch đầy đủ tránh nhiễm trùng.

Một số trường hợp cần tránh sử dụng liệu pháp này bao gồm:

tai-nan-vi-bi-giac-hoi-15766564844061220279409.jpg

Ảnh minh họa

- Trẻ em dưới 4 tuổi: Đối với trẻ lớn hơn 4 tuổi chỉ nên giác hơi trong thời gian rất ngắn.

- Đang dùng thuốc: Tránh sử dụng liệu pháp giác hơi nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.

- Người lớn tuổi: Da của bạn sẽ trở nên mỏng manh hơn khi già đi. Bất kỳ phương pháp y tế nào cũng có thể gây tác động mạnh.

- Phụ nữ có thai: Tránh đặt cốc giác hơi vùng bụng và lưng dưới. Phụ nữ đang có kinh nguyệt cũng nên tránh thực hiện phương pháp này.

- Tình trạng sức khỏe: Bạn không nên thực hiện giác hơi ở vùng da bị cháy nắng, vết thương, loét da hoặc mới trải qua chấn thương gần đây, rối loạn nội tạng.

M.H (th)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022