image7031e-sugary-drinks-1661325429614-16613254299931586523381.jpg

1. Đồ uống có đường: Soda và nước ngọt có nhiều carb, làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, hàm lượng fructose cao của chúng có liên quan đến tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

trans-fat-1661325431865-16613254319151108114850.jpg

2. Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa đã được thay đổi về mặt hóa học để tăng độ ổn định của chúng. Chúng có liên quan đến chứng viêm, kháng insulin, tăng mỡ bụng và bệnh tim.

image1-1661325432776-16613254328331649924738.jpg

3. Bánh mì trắng, cơm và mì ống: Bánh mì trắng, mì ống và gạo có nhiều tinh bột nhưng ít chất xơ. Sự kết hợp này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Thay vì vậy, chọn thực phẩm toàn phần, giàu chất xơ có thể giúp giảm phản ứng đường huyết.

70912f5f094661040336385a6d5e49c00cd140f8-1661325433642-1661325433706754108195.jpeg

4. Sữa chua vị trái cây: Các loại sữa chua có hương vị trái cây thường ít chất béo nhưng lại nhiều đường, có thể dẫn đến lượng đường trong máu và lượng insulin cao hơn. Sữa chua nguyên chất là một lựa chọn tốt hơn để kiểm soát bệnh tiểu đường và sức khỏe toàn diện.

landscape-1440020689-delish-what-favorite-cereal-says-about-you-1661325434306-16613254343591810754814.png

5. Ngũ cốc ăn sáng có đường: Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có hàm lượng carbs cao nhưng ít protein. Một bữa sáng giàu protein, ít carb là lựa chọn tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường và sự thèm ăn.

mat-ong-honey-santorino-1661325435102-16613254351551581906134.jpg

6. Mật ong, mật hoa cây thùa và siro cây phong: Mật ong, mật hoa cây thùa và siro cây phong không được chế biến như đường trắng, nhưng chúng có thể có tác dụng tương tự đối với lượng đường trong máu, insulin và các dấu hiệu viêm.

cho-tre-an-trai-cay-say-co-tot-khong-1800x450-1661325435775-16613254358322110670871.jpg

7. Trái cây sấy khô: Trái cây khô tập trung nhiều đường hơn và có thể chứa nhiều carbs gấp 4 lần trái cây tươi. Tránh trái cây khô và chọn trái cây ít đường để kiểm soát lượng đường trong máu.

chinatown-snacks-19083846-1661325436500-1661325436555576905380.jpg

8. Đồ ăn nhẹ đóng gói: Đồ ăn nhẹ đóng gói thường là thực phẩm chế biến sẵn làm từ bột mì tinh chế, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu của bạn.

150-1661325438077-1661325438164926778265.png

9. Nước hoa quả: Hàm lượng đường fructose cao trong nước ép trái cây có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, thúc đẩy tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

cach-lam-khoai-tay-chien-bng-ni-chien-khong-du-cc-nhanhd7fd190a-1661325439700-1661325439752917330314.jpg

10. Khoai tây chiên: Ngoài việc chứa nhiều carbs làm tăng lượng đường trong máu, khoai tây chiên được chiên trong các loại dầu không tốt cho sức khỏe có thể thúc đẩy tình trạng viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư./.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022