Bệnh nhân là P.H.V (52 tuổi) ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long được người nhà cho biết, ở nhà hay hút thuốc, thỉnh thoảng ho. Khoảng 1 tháng trở lại đây ông ho nhiều hơn, đôi khi khạc đờm đặc, tuy nhiên lại chủ quan nghĩ do sử dụng thuốc lá và thay đổi thời tiết. Song tình trạng ho kéo dài không thuyên giảm nên ông V đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Kết quả phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, các bác sĩ phát hiện nốt bất thường ở phế quản trái, kích thước khoảng 10mm, nghi là dị vật. Tuy nhiên qua khai thác, người bệnh cho biết chưa từng bị hóc sặc khi ăn uống.

0m7a9173-1720087737049-17200877374031767894598.jpg

Kíp nội soi dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp dị vật ra khỏi lòng phế quản của người bệnh. Ảnh BVCC

Kíp nội soi Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp đã quyết định thực hiện nội soi phế quản gây mê để chẩn đoán và xử trí. Dưới sự hỗ trợ của ống nội soi, bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng phát hiện vị trí phế quản đáy phổi trái có dị vật là mảnh xương nhỏ, xung quanh phù nề, viêm sưng kín lòng phế quản. Kíp nội soi đã khéo léo gắp thành công mảnh xương sắc nhọn ra khỏi phế quản người bệnh sau khoảng 10 phút thực hiện.

Sau khi mảnh xương được lấy ra, các triệu chứng ho, đau tức ngực của người bệnh đã thuyên giảm. Bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm và dễ thở hơn. Ông V được theo dõi và điều trị kháng sinh sau thủ thuật.

0m7a91871-1720087738263-17200877385462133147245.jpg

Dị vật là mảnh xương được kíp can thiệp gắp ra ngoài. Ảnh BVCC

BSCKI Đinh Tuấn Anh, Phó khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: "Trường hợp ông V. bị mảnh xương lọt sâu trong lòng phế quản trái 1 thời gian nên vị trí dị vật găm lại đã xuất hiện phù nề, sưng viêm gần kín lòng phế quản. Điều đặc biệt là người bệnh không hề biết bản thân bị hóc từ khi nào nên chủ quan không đến thăm khám.

Nếu bệnh nhân không tới viện điều trị kịp thời, dị vật có thể bám chắc và sâu hơn, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, biến chứng nặng hơn có thể gây áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày... lúc đó sẽ rất khó khăn cho điều trị, cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chức năng thở của bệnh nhân. Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng tái phát".

0m7a9196-1720087739183-17200877393541610227254.jpg

Hình ảnh dị vật qua phim chụp cắt lớp vi tính.

0m7a9192-1720087740082-17200877402211632385430.jpg

Dịị vật phế quản là mảnh xương nhọn được các bác sĩ khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp nội soi lấy ra thành công. Ảnh BVCC

Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp thời gian qua cũng đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị hóc, sặc dị vật đường thở do các tác nhân rất đa dạng: mảnh xương, viên thuốc, các loại hạt hay các vật nhỏ khác… Như cách đây 1 tháng, khoa vừa thực hiện nội soi gắp đinh vít nằm sâu trong phế quản của người đàn ông 61 tuổi.

Dị vật đường thở là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt và lao động, không chỉ đối với trẻ nhỏ mà còn cả người lớn tuổi, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời. Để phòng tránh các trường hợp tương tự, mọi người cần chú ý cẩn thận khi ăn uống và làm việc với các vật dụng nhỏ dễ nuốt. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức về việc không tự ý điều trị tại nhà khi không may sặc dị vật vào đường thở và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

base64-17200069376261143432234-0-0-589-942-crop-1720007216607221832730.jpegSau bữa ăn thịnh soạn, người đàn ông 61 tuổi ở Vĩnh Phúc phải cấp cứu vì triệu chứng tưởng chừng đơn giản

GĐXH - Người bệnh cấp cứu trong tình trạng khó thở, nuốt nghẹn, sặc nước sau khi ăn thịt chó.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022