GĐXH - Rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...
Ngứa da vào mùa đông có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng thường gặp nhất ở chân, mặt trong đùi, phía trên và phía sau đầu gối, bắp chân và xung quanh mắt cá chân. Các triệu chứng dễ nhận biết bao gồm da khô, đỏ, ngứa, nứt nẻ, có thể chảy máu.
Nguyên nhân da ngứa vào mùa đông chủ yếu là do thời tiết khô, lạnh làm cho da bị mất đi độ ẩm. Một người có thể bị ngứa một lần hoặc dai dẳng suốt mùa đông và tái phát hằng năm và tự khỏi vào những tháng mùa hè.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị phản ứng dị ứng hoặc phản ứng hóa học với xà phòng giặt có hương thơm và chất làm mềm vải sót lại trong vỏ gối, ga trải giường và quần áo, clo trong nước bể bơi cũng là chất hóa học khác làm khô da, bong tróc gây ngứa da.
Ảnh minh họa
Ai có nguy cơ dễ bị ngứa da khi thời tiết lạnh?
Hầu như tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ gặp tình trạng da bị dị ứng khi gặp thời tiết lạnh. Trong đó, có những trường hợp nhạy cảm hơn với nhiệt độ khiến tình trạng dị ứng thường xuất hiện và có thể dự đoán trước được.
Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng da bị dị ứng bao gồm:
- Di truyền
- Sức đề kháng suy yếu do mắc bệnh lý nền nào đó hoặc nhiễm virus
- Những người có cơ địa dị ứng, người bị viêm da tiếp xúc, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
- Da bị dị ứng do trời lạnh cũng dễ xảy ra ở trẻ em, trẻ vị thành niên và phụ nữ mang thai do sức khỏe chưa ổn định.
Cách phòng ngừa ngứa da trong mùa lạnh
Để bảo vệ da trong mùa lạnh, ngăn ngừa các bệnh về da nên lưu ý thực hiện các biện pháp sau đây:
Ảnh minh họa
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Ăn nhiều loại rau có màu đậm, các loại củ quả như cà rốt, dưa, cam... có nhiều betacaroten, cần thiết cho da. Giảm thiểu các loại hành, tỏi... chứa nhiều sulfur kích thích da.
Giữ vệ sinh cho da
Việc tắm rửa, vệ sinh thân thể hàng ngày là rất cần thiết, kể cả mùa đông vì nó có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trên da, tránh tình trạng nhiễm trùng da, dẫn đến các bệnh về da trầm trọng hơn.
Không dùng nhiều hóa chất
Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát mạnh. Nên dùng các loại sản phẩm xà phòng, sữa tắm có tác dụng diệt khuẩn và thân thiện với làn da để đạt được mục đích loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ da tốt hơn.
Giữ ẩm cho da
Không chỉ người bị bệnh mà cả người không bị bệnh cũng cần giữ ẩm cho da bằng cách tránh sử dụng nước quá nóng, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mà không sử dụng bao tay. Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da, nhất là những lúc vừa tắm xong.
Giữ ấm tay chân:Muốn ngăn chặn bị cước tay chân (cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa) thì trước hết cần giữ ấm cho mặt, nhất là mũi, tai. Vì đây là nơi gặp lạnh sẽ bị co thắt mạch, sau đó lan ra khiến tay chân tím tái...
GĐXH - Bệnh nhân bị ung thư trực tràng có dấu hiệu đi ngoài phân khuôn nhỏ như phân dê, đại tiện phân nhầy máu, kèm theo đau quặn bụng từng cơn khi đi ngoài khoảng 1 tháng nay.
GĐXH - Xà lách có hàm lượng calo thấp, chỉ số đường huyết GI thấp nên thích hợp với người bệnh tiểu đường.
GĐXH – Theo các chuyên gia, nhiệt độ thấp khi trời lạnh sẽ tác động lên màng hoạt dịch các khớp khiến cho các khớp có thể sưng, co cứng gây nên các triệu chứng đau nhức hoặc viêm khớp nhất là ở khớp đầu gối, khớp vai và bàn tay.