Đây là loại hạt có hình dạng xấu xí được trồng ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Loại hạt này được cả thế giới yêu thích do có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Duy trì bữa cơm gia đình chính là cách để giữ gìn hạnh phúc
Chiều ngày 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề "Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình" để giúp các hội viên phụ nữ và độc giả có kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, biết cách lựa chọn thực phẩm và bữa ăn có đủ dinh dưỡng.
Phát biểu khai mạc, bà Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô cho biết, trong văn hóa truyền thống Việt, bữa cơm gia đình là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi người, nuôi dưỡng cả về thể chất lẫn tinh thần. Bữa cơm gia đình góp phần gắn kết tình cảm yêu thương, hình thành nền nếp gia phong trong mỗi nếp nhà. Trong xã hội truyền thống, bữa cơm gia đình còn là nơi dạy trẻ lễ nghĩa "kính già yêu trẻ", là "ăn trông nồi, ngồi trông hướng"… đối với cách ứng xử của các thành viên trong gia đình.
Trong xã hội thời hiện đại, khi sức ép của công việc, của những mối quan hệ xã hội gia tăng, bữa cơm gia đình có phần mai một. Điều này cũng khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên lỏng lẻo dần. Việc chăm chút và duy trì bữa cơm gia đình chính là cách để giữ gìn hạnh phúc, mái ấm và giữ gìn nền nếp, gia phong của mỗi gia đình, trân trọng, bảo tồn những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam.
Hơn nữa, cuộc sống hiện đại, thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh đang chiếm lĩnh các bữa cơm gia đình, cũng như trở thành trào lưu phổ biến của giới trẻ. Điều này đã dẫn tới hệ lụy tỷ lệ thừa cân, béo phì, đái tháo đường tăng cao đối với người Việt, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Hậu quả của việc thừa cân, béo phì là nảy sinh các bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Bà Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến
"Làm thế nào để lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình là điều được mọi người quan tâm. Làm thế để việc vào bếp chế biến bữa cơm gia đình không chỉ là vai trò, nhiệm vụ của người phụ nữ mà còn là niềm yêu thích của nam giới, là sự chia sẻ đầy trách nhiệm của các thành viên gia đình dành cho nhau thể hiện bằng những món ăn yêu thích, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây chính là mục đích mà buổi giao lưu trực tuyến của Báo hướng tới"- bà Quỳnh Trang cho hay.
Chia sẻ tại chương trình, bà Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng ban Gia đình – xã hội, Hội LHPN Hà Nội cho biết, ngày nay, nam giới cũng đã dần thay đổi và tham gia chia sẻ việc nhà, chuẩn bị bữa ăn cùng vợ nhiều hơn. Dù vậy, người phụ nữ vẫn đảm nhận chính trong việc chuẩn bị bữa ăn trong gia đình. Với việc nâng cao nhận thức trong lựa chọn thực phẩm, cách sắp xếp bữa cơm đủ dinh dưỡng sẽ góp phần gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
Để nâng cao nhận thức trong an toàn thực phẩm, hướng dẫn cán bộ hội viên phụ nữ lựa chọn thực phẩm an toàn, trong thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội cũng đã triển khai nhiều hoạt động như: Hội thi nấu ăn như "Món ngon gia đình", "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương"… Các hoạt động đều huy động các thành viên trong gia đình tham gia như chồng, con, nam giới… để tạo sự gắn kết tình cảm gia đình.
Cùng với đó, các cấp Hội cũng chỉ đạo thực hiện các mô hình trong vệ sinh an toàn thực phẩm như: Chi hội phụ nữ thực hiện thay đổi hành vi trong vệ sinh an toàn thực phẩm; nói không với thực phẩm không an toàn; hướng dẫn phụ nữ cách lựa chọn thực phẩm sạch; đưa ra những địa chỉ mua rau củ quả sạch, an toàn, hữu ích. Hiện tại, chúng tôi có gần 1.600 mô hình tại các địa bàn quận huyện trên toàn thành phố...
Tình trạng an toàn thực phẩm còn nhiều nhức nhối, bởi vậy bà cho rằng, mỗi người hãy là những người thông thái, thông minh trong tiêu thụ sản phẩm an toàn cho sức khoẻ.
Những lưu ý khi chọn thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn
Tại buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành đã chia sẻ tới các hội viên phụ nữ và bạn đọc nhiều kiến thức hiểu biết trong việc lựa chọn thực phẩm sao cho đúng khi chuẩn bị bữa ăn gia đình; chế biến mâm cơm gia đình chất lượng bằng các món ăn đủ chất dinh dưỡng, từ những thực phẩm sạch, đảm bảo.
Nhiều kiến thức hiểu biết trong việc lựa chọn thực phẩm và chế biến sao cho đúng và cân bằng khi chuẩn bị bữa ăn gia đình được chuyên gia chia sẻ.
TS.BS Chu Thị Tuyết - Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Hữu Nghị cho biết, bữa ăn lành mạnh với các thực phẩm lành mạnh và chế biến phù hợp giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực hơn. Muốn một cơ thể khỏe mạnh cần có sự cân bằng năng lượng đưa vào với năng lượng tiêu hao. Một chế độ dinh dưỡng tốt cần ăn uống hợp lý, phù hợp với con người và cần cân đối, đa dạng.
Chất đưa vào cơ thể không chỉ có đạm, thịt, cá mà cần chú ý chất xơ. Chất xơ là môi trường nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột, vi khuẩn có lợi, kiểm soát đường huyết, điều chỉnh được mỡ máu… Đối với người không có bệnh lý kèm theo cần 400g rau trong một ngày, đối với người có bệnh đái tháo đường, mỡ mau cần 500 - 600 g rau/ngày.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, để có bữa ăn lành mạnh, chúng ta cần phải chú trọng khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm. Theo chuyên gia, chúng tacần lựa chọn sạch, an toàn, chế biến cân đối chất bột đường, đạm, đủ rau xanh, quả chín. Viện Dinh dưỡng có tháp dinh dưỡng cho các nhóm tuổi khác nhau từ trẻ em, học sinh tiểu học, lứa tuổi thành niên, người cao tuổi... ứng dụng cho mỗi người mỗi ngày. Chẳng hạn, người người trưởng thành ăn 3-4 phần rau, quả chín, đa dạng các loại đạm thịt cá, cá sữa, đậu phụ, rau 2 -3 loại rau mỗi bữa ăn.
Việc chế biến món ăn cũng tùy thuộc vào từng lứa tuổi cho phù hợp. Các bé nhu cầu cao hơn thì có thể ăn món rán với lượng vừa phải, còn người cao tuổi hạn chế món rán, nên ăn nhiều các món ăn luộc hấp giảm chất béo chuyển hóa trong các món rán để dự phòng bệnh lý cao như tăng huyết áp, tiểu đường. Các món ăn đơn giản như mì ăn liền thì chọn sản phẩm chế biến sẵn đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm ra thị trường, đồng thời nên ăn mì kèm rau xanh, có chất đạm,… đầy đủ cân đối.
BS Đỗ Nam Khánh – Uỷ viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Kết nối và phát triển cộng đồng Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam trả lời câu hỏi giao lưu tại chương trình.
Chia sẻ tại buổi giao lưu, BS Đỗ Nam Khánh – Ủy viên Ban Thường vụ - Trưởng ban Kết nối và phát triển cộng đồng Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cũng đã nhấn mạnh rằng, trong Đông y cũng cần ăn uống phải cân bằng. Cân bằng ở đây nghĩa là cân bằng giữa số lượng và chất lượng; giữa ngũ cốc (lương thực), ngũ súc (thị cá), cân bằng về ngũ thái (các loại rau), cân bằng về ngũ quả (các loại quả), cân bằng về tính hàn nhiệt (âm dương)…
Ngoài ra, tâm lý rất quan trọng, khi con người thoải mái, giúp cho việc tiêu hóa, hoạt động của lục ngũ phủ tạng của tất cả các cơ quan trong cơ thể được tốt hơn. Khi mà tâm lý căng thẳng, stress kéo dài thì khí trệ, huyết ứ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng với đó cần tăng cường vận động, chúng ta lười vận động, nhu động ruột sẽ kém.
GĐXH - Có một loại củ quen thuộc vào mùa đông, thường mọi người chỉ ăn củ mà bỏ lá đi. Thế nhưng, ít ai biết lá của chúng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kiểm soát đường huyết tốt. 2 cách chế biến này, bạn nên tham khảo.