Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất estrogen. Tuy nhiên, xung quanh giai đoạn này, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cụ thể, khi suy giảm nội tiết tố, sức khỏe của chị em xuất hiện nhiều rắc rối từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ.

base64-1729335729430913292057.jpeg

Khi tiền mãn kinh, phụ nữ đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh rminh họa.

Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thay đổi lối sống (tăng cường vận động và chú ý đến chế độ ăn uống) giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh cũng như cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo đó, trong cuốn tài liệu Hướng dẫn từ chuyên gia cách nhận biết và các giải pháp hữu ích về mãn kinh (Nhà xuất bản Y học) đã đưa ra những triệu chứng cụ thể cũng như khuyến cáo đề giảm thiểu sự khó chịu xung quanh thời kỳ mãn kinh cho chị em phụ nữ như sau:

Rong kinh, rong huyết

Kinh nguyệt không đều hoặc cường kinh là một triệu chứng sớm thấy ở giai đoạn tiền mãn kinh. Chị em có thể bị chảy máu thường xuyên hoặc có thể vài tháng không thấy kinh nguyệt.

Một số lời khuyên:

Mô tả lại chu kỳ kinh để thảo luận với bác sĩ. Ghi chú: khi nào bắt đầu, kéo dài bao lâu, mức độ nặng, có xuất hiện ra máu giữa các chu kỳ, ra kinh bất thường, đau, khó chịu hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác.

Sử dụng quần bảo vệ và băng vệ sinh nếu thời điểm ra kinh không thể dự đoán. Sử dụng tampon thấm hút cao và băng vệ sinh trong thời gian hành kinh và thay chúng mỗi 2-4 giờ.

Bên cạnh đó, nên nói chuyện với bác sĩ nếu chị em lo lắng về ra máu nhiều để loại trừ những nguyên nhân khác như u xơ tử cung. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc trông nhợt nhạt do rong kinh, nên trao đổi với bác sĩ để được kê thêm viên sắt bổ sung.

Bốc hỏa

Bốc hỏa là cảm giác nóng bất ngờ lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút; có thể đi kèm với da đỏ, đổ mồ hôi và đôi khi có nhịp tim đập nhanh. Bốc hỏa có thể gây cảm thấy ngại ngùng và lo lắng.

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và được biết đến nhiều nhất trong giai đoạn mãn kinh, có khoảng 79% phụ nữ trong độ tuổi 45-65 đã trải qua cơn bốc hỏa.

Theo nghiên cứu, phụ nữ trải qua cơn bốc hỏa trung bình trong khoảng 5 năm, tuy nhiên có thể kéo dài lâu hơn. Một số phụ nữ có triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể bị bốc hỏa nhiều lần mỗi ngày.

Một số lời khuyên:

Mặc nhiều lớp áo mỏng và chọn quần áo đơn giản thuận tiện; mang theo một chiếc quạt hoặc thử sử dụng khăn quàng cổ lạnh; rửa mặt bằng nước lạnh khi cơn bốc hỏa đến.

Tránh các tác nhân kích thích như thức ăn cay, rượu và caffeine; tránh căng thẳng và lo lắng, vì chúng có thể làm tăng bốc hỏa.

Đổ mồ hôi ban đêm

Đổ mồ hôi ban đêm là cơn nóng trong cơ thể xảy ra vào ban đêm. Nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi. Điều đáng nói, khoảng 70% phụ nữ gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ tiền mãn kinh.

mat-ngu2-1632219345256870492644-1632244661828-16322446621461385367446-1729336227367-17293362276921580910728.png

Khoảng 70% phụ nữ gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ảnh minh họa.

Một số lời khuyên:

Mặc ít hoặc mặc quần áo rộng hơn khi đi ngủ kết hợp điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

Tránh các chất kích thích như đồ ăn cay, rượu và caffeine và kiểm tra xem liệu có thuốc nào trong danh sách đang dùng gây ra mồ hôi đêm; nếu nghi ngờ hãy nói chuyện với bác sĩ.

Không nên quá lo lắng về việc ngủ được bao nhiêu. Điều này có thể gây căng thẳng, áp lực, gia tăng các cơn bốc hỏa, mất ngủ.

Khô âm đạo

Khi phụ nữ còn trẻ, âm đạo đàn hồi và được bôi trơn tốt. Khi đến giai đoạn tiền mãn kinh, các mô của âm đạo trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn. Khô âm đạo là triệu chứng rất phổ biến trong quá trình mãn kinh, nhưng phụ nữ thường ngại nói về vấn đề này.

Teo niệu sinh dục có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau trong lúc quan hệ tình dục. Thực tế, khoảng 35% phụ nữ cho biết họ bị khô âm đạo.

Một số lời khuyên:

Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục hoặc thử dùng các loại gel giữ ẩm âm đạo. Nếu cần, có thể trao đổi tình trạng này với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn viên chứa estrogen liều thấp đặt trực tiếp vào âm đạo để giảm tình trạng khô trong giai đoạn này.

Vấn đề về bàng quang

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, chị em có thể trải qua việc đột ngột hoặc liên tục buồn tiểu (tiểu gấp không kiểm soát), rò rỉ nước tiểu khi đang tập thể dục hoặc khi cười, ho (són tiểu), hoặc cả hai trường hợp này (tiểu không kiểm soát hỗn hợp). Đôi khi có thể cảm thấy đau khi đi tiểu.

Nguyên nhân là do sự thiếu hụt estrogen gây mất tính đàn hồi của âm đạo và niệu đạo. Cơ sàn chậu cũng có thể bị yếu đi. Cùng với đó, mô bàng quang cũng bị ảnh hưởng bởi estrogen, vì vậy vấn đề về bàng quang thể xảy ra trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Một số lời khuyên:

Tập luyện sàn chậu (còn được gọi là bài tập Kegel) giúp làm khỏe sàn chậu và từ đó giúp kiểm soát bàng quang. Bài tập này cũng có thể tăng cường khả năng tình dục.

Chị em có thể xác định các cơ của sàn chậu bằng cách siết chặt cơ xung quanh hậu môn như đang cố nhịn trung tiện, đồng thời siết cơ phía trước như đang cố nhịn tiểu. Siết cơ phía trước và sau cùng một lúc. Tập luyện các cơ này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về bàng quang và giảm thiểu các vấn đề đã tồn tại.

Các hình thức tập luyện khác cũng có thể làm cho cơ bàng quang mạnh mẽ hơn, đặc biệt là Yoga và Pilates.

Bên cạnh đó, không nên uống nước trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ; cố gắng giảm lượng caffein và cồn trong khẩu phần ăn uống, vì có thể làm triệu chứng nặng hơn. Hạn chế dùng các loại thực phẩm cay vì chúng có thể kích thích bàng quang.

Trường hợp gặp các vấn đề bàng quang nặng, chị em nên trao đổi với bác sĩ để kê đơn các liệu pháp khác nhau để cải thiện chất lượng mô bàng quang cùng với một loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt. Có thể cần thêm thuốc uống cho phụ nữ có bệnh bàng quang tăng hoạt hoặc tiểu không kiểm soát hỗn hợp.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nếu gặp nhiều triệu chứng phiền toái nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín khám và được tư vấn điều trị, để bước qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng và tiếp tục thực hiện các dự định trong cuộc sống.

20200421150536392581mankinhmax1800x1800jpg314757a670-1729256083724-17292560848992097740971-5-0-505-800-crop-1729256302934482171506.jpgBao nhiêu tuổi thì bắt đầu mãn kinh? Những ai dễ bị mãn kinh sớm?

GĐXH – Theo các chuyên gia, thường không thể dự đoán được khi nào người phụ nữ sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh. Điều này không liên quan đến tuổi bắt đầu kinh nguyệt của phụ nữ.

dsc00818-17291564717921773421207-0-0-1600-2560-crop-17291567998201908732631.jpgSai lầm nhiều phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hay mắc phải

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, số lượng phụ nữ đi khám với các triệu chứng của mãn kinh không nhiều vì cho rằng đây là điều khó nói. Vì vậy, đa phần họ tự tìm cách giải quyết hoặc phải “vật lộn” với các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này.

edit-z59371655096515df91966d065050bb3b1707db5f345d7-17290886522601177789446-0-0-597-955-crop-17290887040512012287067.jpegHưởng ứng Ngày Mãn kinh thế giới 18/10: Đừng chịu đựng mãn kinh trong im lặng

GĐXH – Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 13 triệu phụ nữ ở giai đoạn tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh (45-69 tuổi). Sau mãn kinh, phụ nữ còn sống thêm 20-30 năm, tương đương một phần ba cuộc đời nhưng phải đối mặt với nhiều vấn đề gây suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022