Nghiên cứu nói gì?

Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu Hà Lan bắt đầu tiến hành khảo sát lợi ích của quả lê, đã gợi ý rằng loại trái cây có hàm lượng dưỡng chất thực vật cao này có thể bảo vệ não chống lại đột quỵ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một nhóm hơn 20.000 người ở độ tuổi trung bình là 41. Không ai có tiền sử bệnh tim mạch khi bắt đầu nghiên cứu.

avatar1739146581210-17391465817902018606165.jpg

Họ đã phân tích chặt chẽ việc tiêu thụ táo và lê, cả hai đều có nhiều chất xơ và flavonoid gọi là quercetin.

Trong khoảng thời gian 10 năm theo dõi, đã xảy ra 233 trường hợp đột quỵ.

Cuối cùng, kết quả đã cho thấy, những người ăn nhiều lê hoặc trái cây và rau củ màu trắng có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn đến 52%, so với những người ăn ít, theo Express.

Nhóm nghiên cứu đã xác định rằng, với 25 gram trái cây và rau củ màu trắng được tiêu thụ mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ giảm 9%.

Chuyên gia Heike Wersching, thuộc Viện Dịch tễ học và Y học xã hội tại Đại học Münster ở Đức, cho biết thêm: “Việc giảm nguy cơ đột quỵ có thể còn do lối sống lành mạnh hơn ở những người theo chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả”.

Nhà nghiên cứu cao cấp Linda M Oude Griep, tác giả của nghiên cứu, cho biết, để ngăn ngừa đột quỵ, nên tiêu thụ nhiều trái cây và rau củ màu trắng.

Ví dụ, ăn một quả lê hoặc táo mỗi ngày là cách dễ dàng để tăng lượng trái cây và rau củ màu trắng.

Nghiên cứu từ lâu cũng đã nêu bật nhiều lợi ích của việc ăn trái cây hằng ngày đối với sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt, những loại trái cây và rau củ có vỏ màu trắng có thể giúp giảm đến một nửa nguy cơ đột quỵ nếu ăn thường xuyên, nhờ vào các chất chống ô xy hóa độc đáo có trong chúng, theo Express.

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh là quả lê còn có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm huyết áp cao và giảm mức cholesterol xấu LDL, nhờ vào chất xơ tự nhiên gọi là pectin.

avatar1739146581211-17391465818031828786247.jpg

Thông tin từ Phòng khám Đại học Harvard cho biết lê là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và các dưỡng chất thực vật kể cả catechin.

Catechin - có trong táo và ca cao - có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe mạch máu và ngăn ngừa cục máu đông, theo Express.

Nhưng trái cây và rau quả màu khác cũng có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính khác. Do đó, cần phải tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả.

Ngoài ra, chế độ ăn Địa Trung Hải cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ, các nghiên cứu khác cũng cho biết. Chế độ ăn Địa Trung Hải gồm nhiều trái cây và rau củ, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc, cá và dầu ô liu, với ít thịt và sản phẩm từ sữa.

Một số món ăn tốt cho sức khỏe từ quả lê

Cháo nước lê                      

Cháo nước lê được giới thiệu trong sách Thánh huệ phương - một thư tịch cổ Đông y từ thời Bắc Tống, được nhiều y học gia từ xưa đến nay đánh giá cao.

Cách nấu:

Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước để riêng.

Sử dụng vỏ, xác lê và hạt, nấu nước lấy cốt, sau đó thêm gạo vào nấu cháo.

Khi cháo chín, thêm nước lê đã ép và đường trắng vào, đun sôi một lúc rồi ăn. Dùng mỗi ngày 1 lần.

Công dụng: Nhuận phế, hóa đàm, thanh nhiệt, sinh tân dịch... thích hợp với người ho do phế nhiệt hoặc ho khan, khát nước do bệnh nhiệt hoặc sau khi uống rượu.

Quả lê hầm rượu vang đỏ

Cách chế biến: Quả lê (2 quả) gọt vỏ, bỏ phần lõi hạt, thái lát vừa phải. Cho lê vào nồi, đổ rượu vang đỏ (100ml) và đường phèn (50g) vào đun lửa nhỏ khoảng 20 phút.

Công dụng: Món ăn này giúp dưỡng họng, làm da săn chắc, mịn màng.

Lê hầm mật

avatar1739146581211-17391465813351002864921.jpg

Cách chế biến: Lê rửa sạch 1kg lê, bỏ hạt, thái lát, ninh nhừ, cho mật ong vừa đủ vào, đun thành dạng cao, đựng trong lọ. Mỗi lần uống 2-3 thìa nhỏ với nước, hoặc nhai ngậm.

Công dụng: Món này dùng rất tốt cho người bị sốt nóng dài ngày, mất nước, khát nước, đái tháo đường, ho ra máu.

Những trường hợp cần lưu ý khi ăn quả lê

- Người có vấn đề tiêu hóa: Quả lê có tính lạnh, lại trợ thấp nên người tỳ vị hư hàn với các biểu hiện như hay đầy bụng, tiêu hóa kém, đi ngoài phân thường lỏng nát, vốn không ăn được đồ lạnh không nên ăn nhiều

- Phụ nữ đang cho con bú: Trường hợp này không nên ăn nhiều quả lê vì trẻ em hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Theo Đông y, trẻ nhỏ tỳ vị còn non nớt, nếu mẹ ăn quá nhiều lê là thực phẩm tính hàn, hàn khí có thể theo sữa làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của con.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng nên ăn ít hoặc không ăn lê, quá trình mang thai và hình thành phôi thai rất quan trọng, không thể xem nhẹ, những thực phẩm có tính hàn hay cay nóng đều không nên ăn nhiều.

Sau khi sinh, phụ nữ có cơ thể suy yếu, khí huyết hao tổn, hoạt động tương đối ít, sợ gió và lạnh; lê thuộc loại thực phẩm có tính mát nên cần kiêng dùng.

- Người mắc bệnh tiểu đêm: Quả lê còn có tác dụng lợi tiểu, những người vốn hay tiểu đêm, tiểu tiện nhiều lần cũng không nên ăn quá nhiều lê.

- Người dương khí hư nhược: Có biểu hiện hay sợ lạnh, hay đi ngoài phân lỏng, tay chân lạnh không nên ăn nhiều quả lê, khi ăn cũng nên chế biến thành các món ăn, nấu chín quả lê để dự phòng các triệu chứng của hàn thấp trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, khi ăn quả lê, không nên ăn cùng một số loại thực phẩm như củ cải, rau dền, thịt ngỗng… các thực phẩm này khi tương tác với lê sẽ sinh ra các tác động không tốt với sức khỏe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022