Mùa hè là thời điểm trái cây phong phú và ngon miệng, các loại như dưa hấu, đào, vải thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của mọi nhà.
Tuy nhiên, trái cây cũng có tính lạnh hoặc nóng. Ăn nhiều loại lạnh hay nóng đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không cân đối.
May mắn thay, có một loạiquả trung hòa giữa nóng và lạnh, không gây nóng cũng không gây lạnh, không sinh ẩm,hầu như mọi thể trạng đều có thể dùng được vào mùa hè này. Đó chính là quả hồng bì (hoàng bì).

Sau bữa ăn mùa hè, thưởng thức vài trái hồng bì vớivị chua ngọt dịu nhẹ, mọng nước, khi nhai kỹ sẽ lưu lại hương thơm trong miệng, vừa ngon miệng vừa giúp thanh lọc và làm dịu cơ thể, khiến tinh thần sảng khoái.
Hồng bì còn có công dụnggiải nhiệt, sinh tân dịch, hỗ trợ tiêu hóa và kiện vị, có thể chế biến thành món ăn, nấu canh hay làm món tráng miệng.
Khi ăn quá no, đầy bụng, khó tiêu, chỉ cần ăn một ít hồng bì sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày.
Danh y nổi tiếng thời Thanh (Trung Quốc) Triệu Học MẫntrongBản Thảo Cương Mục Thập Dicó ghi:“(Hồng bì quả) tiêu thực điều khí, trừ thử nhiệt. Vị chua, tính bình, không độc, chủ trị nôn mửa, đàm ẩm, đầy tức ngực, giun đũa công tâm gây đau thượng vị”.
Cây hồng bì, toàn thân đều là dược liệu quý
1. Vỏ trái hồng bì: Nhiều người khi ăn thường bỏ vỏ, chỉ ăn phần thịt. Thật ra khá đáng tiếc, vìvỏ hồng bì tươi tuy hơi đắng chát nhưng có tác dụng trừ đờm, lý khí.
2. Hạt hồng bì: Hạt có tính hơi ấm, vị cay và hơi đắng,có tác dụng hành khí chỉ thống, giải độc tán kết, thường dùng để trịđầy bụng khó tiêu, khí trệ gây đau vùng thượng vị, đau bẹn, đau tinh hoàn, đau bụng kinh, chốc đầu ở trẻ nhỏ, vết cắn do rết.
3. Lá hồng bì: Lá có vị cay, tính bình, giúpsơ phong giải biểu, trừ đờm hành khí, thường dùng để phòng ngừa cảm cúm, sốt cao do dịch bệnh, ho hen…
4. Rễ hồng bì: Vị đắng cay, tính hơi ấm,có công dụng lý khí tiêu tích, tán kết chỉ thống, hỗ trợ điều trị đau dạ dày do tích thực, đau tinh hoàn... SáchDân gian dược thảo Phúc Kiến (Trung Quốc)có ghi: “Trị đau dạ dày, dùng 1-2 lạng rễ hồng bì khô, sắc nước uống”.

Cách ăn hồng bì để phát huy hiệu quả dưỡng sinh
Lưu ý khi ăn tươi:Không nên ăn quá nhiều, tối đa 100g/ngày. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng nguyên liệu khác để làm các món thực dưỡng:
1. Nước gừng mật ong hồng bì
Nguyên liệu:200g hồng bì tươi, lượng vừa mật ong và nước gừng.
Cách làm:Hồng bì để cả vỏ, giã nát, hãm với nước sôi. Đợi nguội thì cho thêm mật ong và nước gừng vào uống.
Công dụng:Thanh nhiệt giải thử, kích thích tiêu hóa.
2. Gà om hồng bì
Nguyên liệu:100g hồng bì tươi, 1 con gà (2-3 người ăn).
Cách làm:Gà chặt miếng, ướp muối, rượu, dầu ăn. Hồng bì rửa sạch, bỏ hạt. Phi thơm gừng, xào gà đến khi săn lại, cho hồng bì vào xào chung, thêm nước sôi, hầm đến khi thịt gà mềm, nêm muối và đường vừa ăn.
Phù hợp:Người ăn không tiêu, tỳ vị ẩm thấp, chán ăn trong mùa hè.
3. Nước hồng bì hấp muối
Nguyên liệu:Hồng bì tươi, muối.
Cách làm:Ngâm hồng bì với nước muối 20 phút, rửa sạch, để ráo. Hấp cách thủy 10 phút đến khi quả hơi nứt, để nguội, bóp bỏ hạt. Xếp từng lớp hồng bì với muối vào hũ thủy tinh sạch, đậy kín,ngâm khoảng 2 tuần. Có thể dùng để pha nước uống hoặc ăn như món ăn vặt.
Phù hợp:Người có đàm ẩm, ho hen.
Nguồn và ảnh: Sohu