Nhận thức về tác dụng phụ của thực phẩm béo đối với sức khỏe não bộ có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn.
Tác hại khôn lường của chất béo chuyển hóa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây kêu gọi các quốc gia tiếp tục theo đuổi mục tiêu hạn chế chất béo gây hại để ứng phó với những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Năm 2018, WHO kêu gọi loại bỏ chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới vào năm 2023, do có nhiều bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân gây ra 500.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Mục tiêu này không đạt được và được lùi lại đến năm 2025.
Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 53 quốc gia, chiếm 46% dân số thế giới, đang thực hiện các chính sách tối ưu để hạn chế chất béo độc hại này, tăng từ 11 quốc gia và tỷ lệ 6% vào năm 2018. WHO ước tính khoảng 183.000 người được cứu sống mỗi năm nhờ các chính sách này.
Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, chúng được tạo ra khi thêm hydrogen (H+) vào dầu thực vật dạng lỏng nhằm chuyển dầu sang dạng rắn, khiến các động mạch quanh tim bị tắc nghẽn. Chúng thường được sử dụng trong thực phẩm đóng gói, bánh nướng, dầu ăn và các loại đồ phết như bơ thực vật. Các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng chất béo chuyển hóa vì chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn và rẻ hơn một số chất béo thay thế.
Thực phẩm nào chứa chất béo chuyển hóa?
Bơ, sữa, thịt động vật...là những thực phẩm có chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa, tuy nhiên, những chất béo chuyển hóa tự nhiên này lại không có khả năng gây hại cho sức khỏe bằng tác hại chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại.
Thực phẩm chiên, xào, đồ ăn nhanh hay thực phẩm nướng thương mại gây hại cho sức khỏe
Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể là: Bánh quy ngọt; Khoai tây chiên; Nước trộn xà lách; Bơ thực vật (margarine); Dầu Shortening; Bánh quy giòn
Ăn gì để không sử dụng phải chất béo chuyển hóa?
Để tránh tác hại chất béo chuyển hóa thì lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ sử dụng 0g chất béo chuyển hóa. Theo lời khuyên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì lượng calo mỗi ngày của mỗi người đến từ chất béo chuyển hóa không nên nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Do đó, nếu nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì chỉ nên ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày.
Một điều rất may mắn là sự phá hoại do chất béo chuyển hóa gây ra lại có thể được đảo nghịch bởi chế độ ăn uống lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các cây họ đậu, yến mạch hoặc các loại rau có lá xanh và các chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu... sẽ giúp sản xuất các chất chống oxy hóa và các chất chống viêm nhiễm, giảm tác hại của chất béo chuyển hóa lên cơ thể.
Do vậy, để tránh sử dụng phải chất béo chuyển hóa thì không có cách nào khác ngoài việc tự xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tự nấu ăn, thêm nhiều trái cây, rau quả vào chế độ ăn hàng ngày thay vì những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
Đặc biệt, để tránh cho cơ thể phải tiêu thụ chất béo chuyển hóa, mỗi người nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều loại chất béo này như thức ăn nướng, đồ ăn vặt, đồ ăn chiên xào, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, bơ thực vật... mà hãy dùng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật thay thế.
Thực phẩm có khả năng đốt cháy chất béo
Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân, điều này rất rõ ràng. Nhưng bạn có biết, tiêu thụ nhiều chất béo còn có thể kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe khác.