GĐXH - Người bệnh tiểu đường tiêu thụ thịt bò một cách cân đối và điều độ sẽ không làm tăng đường huyết bởi chỉ số đường huyết của thịt bò bằng 0.
Người bệnh tiểu đường ăn cá hồi có được không?
Cá hồi, thực phẩm giàu dưỡng chất và thơm ngon, là một lựa chọn phổ biến trong thực đơn của nhiều người. Cá hồi là loại cá giàu các dưỡng chất như protein, chất béo tốt omega-3 cùng các vitamin và các khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường ăn cá hồi với lượng hợp lý, đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị, giảm biến chứng bệnh như huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêu thụ cá hồi với lượng phù hợp (khoảng 100 g mỗi ngày và 2 - 3 lần/tuần).
Để tốt cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên ăn cá hồi được chế biến theo cách hấp, áp chảo, tránh các món chiên rán, đồng thời kèm với dầu ô liu, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh để đạt hiệu quả tốt hơn.
Công dụng của thịt cá hồi với người bệnh tiểu đường
Giúp kiểm soát đường huyết
Điểm đặc biệt của cá hồi là không chứa carbohydrate, thành phần cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ ở người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, lượng carb tối đa mà người tiểu đường nên tiêu thụ là 130 g mỗi ngày. Việc hạn chế lượng carb trong bữa ăn xuống còn 20 - 50 g mỗi ngày sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu. Do đó, cá hồi - thực phẩm “lành mạnh” không chứa carb - là lựa chọn tốt cho thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.
Giúp kiểm soát cân nặng
Người bệnh tiểu đường cần duy trì cân nặng phù hợp. Bởi nếu người bệnh bị béo phì, cơ thể sẽ có hiện tượng kháng với insulin, kèm theo quá trình tổng hợp insulin sẽ bị hạn chế và tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Do đó, việc duy trì vóc dáng, cân nặng phù hợp là vô cùng quan trọng với người bệnh tiểu đường.
Khi người bệnh ăn cá hồi, lượng protein lớn trong cá (100g cá hồi có 20.42g protein) sẽ điều chỉnh các hormone để kiểm soát sự thèm ăn. Mặc khác, lượng chất béo omega 3 trong cá hồi còn thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm mỡ bụng để người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng lý tưởng.
Ảnh minh họa
Giảm biến chứng bệnh tim mạch
Theo 16 nghiên cứu được tổng hợp và phân tích năm 2012, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng 0.45 – 4.5g Omega-3 mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng động mạch tốt hơn. Đây là một dưỡng chất quan trọng được bổ sung thông qua các bữa ăn hàng ngày và cơ thể không thể tự tạo ra chúng.
Trong khi đó, cá hồi chính là một trong những thực phẩm rất giàu Omega-3. Hàm lượng Omega-3 trong 100g cá hồi nuôi là 2.3g, còn với cá hồi tự nhiên là 2.6g. Như vậy, bạn chỉ cần ăn 1 phần cá hồi trong ngày là đã cung cấp đủ lượng axit béo Omega-3 để giúp giảm biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.
Giúp ổn định huyết áp
Nếu người bệnh sử dụng cá hồi trong thực đơn hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể lượng Kali cần thiết. Bởi vì, trong 100g cá hồi chứa 18% RDI Kali. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung Kali sẽ làm giảm huyết áp. Chình vì vậy, người bệnh tiểu đường nên bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày để kiểm soát huyết áp tốt hơn, tránh tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột.
Người bệnh tiểu đường ăn cá hồi cần biết điều này
Ảnh minh họa
Không chế biến cùng dầu mỡ
Nếu sử dụng dầu mỡ, bơ để chế biến cá hồi có thể làm người bệnh tiểu đường tăng cân. Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, gây tăng huyết áp.
Không ăn cá hồi với sữa, sữa chua
Khi bạn kết hợp cá hồi với sữa có thể gây khó tiêu nhẹ hoặc dị ứng. Đặc biệt, loại cá này ăn cùng sữa chua có thể khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc nhẹ. Chính vì vậy, bạn nên tránh sử dụng sữa, sữa chua cùng với cá hồi.
Người bệnh tiểu đường không nên ăn cá hồi sống
Bạn nên hạn chế ăn cá hồi sống vì cá hồi không đảm bảo có thể chứa một số vi khuẩn như: Salmonella,Vibrio vulnificus và Vibrio parahaemolyticus… Đây là những vi khuẩn gây hại có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thậm chí là ngộ độc.
GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trứng vịt, nhưng nên ăn kèm với các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả) và các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (cá biển, dầu ô-liu,..).
GĐXH - Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn cháo với liều lượng vừa phải. Ngoài ra, cần lưu ý trong cách chế biến cũng như có chế độ ăn riêng biệt để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
GĐXH - Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai môn bởi chỉ số đường huyết của khoai môn tương đối thấp. Tinh bột có trong khoai môn là dạng tinh bột kháng tự nhiên, thích hợp cho người bệnh tiểu đường.