Có những cái ác không cần dao găm, không máu đổ. Nó lặng lẽ tồn tại trong từng hộp sữa bột, những thực phẩm chức năng bày bán khắp các hiệu thuốc, cửa hàng dinh dưỡng - nơi mà người bệnh, người già, trẻ nhỏ và thai phụ đặt trọn niềm tin vào một thứ có thể giúp họ khỏe hơn, sống thêm.

Nhưng rồi, niềm tin ấy bị phản bội. Vụ việc sản xuất573 nhãn hiệu sữa giảvừa bị Bộ Công an triệt phá hay kẹo rau củ Kera, rồi hàng loạt những vụ xử lý vi phạm nội dung quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng... chính là minh chứng rõ nhất.

Tâm lý yếu ớt của người bệnh: "Mảnh đất màu mỡ" cho những gian thương trục lợi

Không ai hiểu cảm giác bất lực bằng những người từng sống trong bệnh tật. Khi sức khỏe cơ thể gặp vấn đề, sự sống mong manh thì hơn bao giờ hết, con người ta luôn tìm kiếm lấy cơ hội dù là nhỏ nhoi để bám víu, mong lấy lại sức khỏe, chống lại bệt tật. Chính vì thế mà dù là cọng rau, viên thuốc hay các viên uống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sữa... đều có thể trở thành "chiếc phao cứu sinh" với họ.

Những kẻ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng giả... thường nhắm vào những đối tượng "đặc biệt": Người tiểu đường, người suy thận, phụ nữ có thai, trẻ em sinh non… Họ là những người yếu đuối, dễ tổn thương và... mong manh niềm tin nhất.

photo-1744736943604-1744736944107205325337-1744877302215-17448773023962022706928-1744878931929-1744878932297388591402.png

Những kẻ trục lợi này nắm bắt tâm lý của người bệnh và người nhà bệnh nhân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để đổi lấy một chút cơ hội hồi phục. Chỉ cần nghe sữa "chứa đông trùng hạ thảo", "bổ sung yến sào", "hàm lượng canxi cao", "dành riêng cho người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối"… là không ngần ngại bỏ ra 1 số tiền lớn để mua.

Và con đường nhanh nhất để đạt được sự tin tưởng hoàn toàn là những gian thương này nhanh chóng lên kế hoạch "tuyền thông" tiếp cận nhanh, tung sản phẩm ra thị trường kết hợp với những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (diễn viên, bác sĩ, kols...). Họ quảng bá sản phẩm, thổi phồng tác dụng và tính năng của những loại sản phẩm này nhằm được nhiều người biết đến.

Thậm chí, họ đưa thông tin sai lệch về tác dụng, thổi phồng khả năng trị bệnh, phục hồi sức khỏe, để người bệnh và gia đình chi tiền mua những sản phẩm không có giá trị dinh dưỡng thực tế.

Sữa và thực phẩm chức năng đều là những sản phẩm lẽ ra phải phục vụ lợi ích người tiêu dùng, giúp người bệnh hồi phục, nhưng giờ đây, nó lại trở thành công cụ để kẻ xấu làm giàu trên sự khốn khó của người khác. Cái giá phải trả chính là sức khỏe và cả tính mạng của người tiêu dùng.

Sữa giả thu lợi gần 500 tỷ đồng trong 4 năm - Tác hại sức khỏe người dùng không thể đong đếm

photo-1744736934235-1744736934308829979485-1744877303443-17448773036111832245732-1744878933103-1744878933207241556280.png
photo-1744736929370-17447369295662116662813-1744877304376-1744877304700491756944-1744878934008-17448789340891116515103.png

Gần 500 tỷ đồng trong 4 năm là con số mà nhóm đối tượng này thu lợi. Nhưng cái giá mà người tiêu dùng trong đó có người bệnh, trẻ nhỏ phải trả thì không thể đong đếm.

Vụ việc này bị phát hiện sau gần 4 năm hoạt động. Trong 4 năm đó, có bao nhiêu người bệnh đã dùng sữa giả? Bao nhiêu trường hợp tiến triển xấu mà không ai nghĩ nguyên nhân nằm ở thứ "sữa đầy dinh dưỡng" kia?

Rồi biết bao những vụ xử phạt vi phạm vì quảng cáo lố, quảng cáo sai công dụng của thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng giả... trước đó đã được bán tràn lan trên thị trường, thu lời hàng chục tỷ đồng.

Hãy thử tưởng tượng:

- Một cụ già bệnh tiểu đường đang cố gắng duy trì sức khỏe ổn định, kéo dài dài sự sống nhờ một loại "sữa chuyên biệt" nhưng bị rút ruột chất lượng xuống dưới 70% thành phần công bố.

- Một người bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, xương khớp... vì tin theo lời quảng cáo thổi phồng mà từ bỏ điều trị, lao theo TPCN được thần thánh hóa.

- Một đứa trẻ sinh non cần chăm sóc đặc biệt với chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt lại được uống thứ bột được pha trộn bằng "phương pháp riêng", không có kiểm nghiệm, không có tâm.

photo-1744736962456-17447369625451886964555-1744877305237-17448773054001076152079-1744878934690-17448789347661219893404.jpeg

Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam), việc sử dụng sữa giả, kém chất lượng sẽ gây nguy hại cho người dùng, đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính. Các sản phẩm này không thể cung cấp đủ năng lượng, vitamin, khoáng chất như bảng thành phần công bố. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Nếu người dùng không chú ý theo dõi, họ sẽ gặp phải những phản ứng như tiêu chảy, nôn trớ, sụt cân. Đặc biệt với trẻ em hoặc những bệnh nhân cần phục hồi sức khỏe, điều này gây khó khăn cho việc điều trị, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa, việc sử dụng những sữa giả trong thời gian dài sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ngộ độc cấp tính và còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Những ảnh hưởng này có thể liên quan đến cả thể chất và thần kinh.

Suy thận, bỏ chữa ung thư vì tin vào lời giới thiệu, thổi phồng công dụng

Không chỉ dừng lại ở sữa, thị trường còn chứng kiến biết bao vụ thực phẩm chức năng giả bị phát giác.

Gần đây nhất là vụ lùm xùm viên kẹo rau củ "đình đám" Kera. Kẹo rau củ Kera - từng được quảng bá rầm rộ như "một viên thay thế một đĩa rau xanh". Tuy nhiên, kiểm nghiệm cho thấy, mỗi hộp 30 viên chỉ chứa vỏn vẹn 0,51g chất xơ, không đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của một thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa như quảng cáo.

Tồi tệ hơn, sản phẩm chứa hơn 33% Sorbitol - một chất thường được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, nhưng không hề được ghi trong thành phần nhãn mác.

capture-1744877439030310597308-1744878935255-17448789353591167983064.png

Cuối năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phá chuyên án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng. Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có gần 12.000 lọ/hộp thực phẩm chức năng đã được đóng gói thành phẩm với bao bì nhãn mác bắt mắt. Đáng chú ý, trên bao bì các sản phẩm này thể hiện có xuất xứ từ các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

thuoc-gia-1744797886092263954015-1744877441093-17448774412142065358129-1744878935862-1744878935914984344406.jpgantdvn-thuoc-gia1-4091-711-1744797886166831578233-1744877441918-17448774420381006711944-1744878936580-17448789366611711503560.jpg

Nguyên liệu đóng gói thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả tại hiện trường.

Thực tế cũng đã ghi nhận không ít trường hợp nhập viện vì tin dùng thực phẩm chức năng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, gần đây đã ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân nữ 27 tuổi nguy kịch, suy thận, giảm thị lực sau khi sử dụng thực phẩm chức năng để giảm cân thần tốc. Trước đó bệnh nhân đã sử dụng một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên gọi là Cốt bí xanh Detox hỗ trợ giảm béo và tiêu mỡ.

photo-1744798332475-1744798332716583798262-1744877308240-1744877308356610762062-1744878937233-17448789373571672466691.jpeg

Sản phẩm giảm cân khiến nữ bệnh nhân nguy kịch.

Các cơ sở y tế cũng đã tiếp nhận lại không ít bệnh nhân bỏ điều trị ung thư do tin theo những lời quảng cáo vô căn cứ, thiếu khoa học lan truyền trên mạng xã hội.

Một ví dụ có thể kể đến là bệnh nhân nữ 61 tuổi ở Hà Nội, vào Bệnh viện K điều trị trong tình trạng khối ung thư ở ngực lở loét, chảy nước vàng, chực vỡ. Hai năm trước khi phát hiện ung thư, bệnh nhân đã từ chối điều trị mà về nhà đi tập, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng với mong muốn khối u nhỏ lại. Thế nhưng 2 năm sau, khối u ở vú to lên nhanh và nhô cao, kèm theo đau đầu thường xuyên, thể trạng suy kiệt, giảm 8kg. Người bệnh quay lại viện thì lúc này tình trạng đã trở nên quá nghiêm trọng.

capture-17448774784421298955534-1744878938087-17448789381762048814586.png

Bệnh nhân nữ 61 tuổi ở Hà Nội nguy kịch vì từ chối điều trị ung thư để về nhà sử dụng thực phẩm chức năng.

TS. Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khuyến cáo thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tâm lý muốn khỏi bệnh nhanh để quảng cáo sai sự thật, thậm chí dùng người nổi tiếng để tăng độ tin cậy. Những cụm từ như "khỏi bệnh hoàn toàn", "tác dụng nhanh chỉ sau vài ngày" hay "bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên" đều là dấu hiệu của quảng cáo thổi phồng, chưa được kiểm chứng khoa học.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) mới đây vừa cảnh báo đến người tiêu dùng về việc cần cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chức năng. Theo đó, có một số dấu hiệu để người dân dễ nhận biết đâu là sản phẩm chức năng đã được "thổi phồng", quảng cáo sai sự thật:

- Tuyên bố chữa khỏi hoàn toàn bệnh: Những lời quảng cáo như "khỏi bệnh hoàn toàn sau vài ngày sử dụng" là không có căn cứ.

- Sử dụng cụm từ hoa mỹ, khoa trương: "Bài thuốc gia truyền 100% tự nhiên", "giải pháp đột phá" là những cụm từ phổ biến trong quảng cáo sai sự thật.

- Người nổi tiếng quảng bá nhưng không có chứng thực khoa học: Không ít người nổi tiếng chỉ nhận quảng cáo mà không có chuyên môn y tế, dẫn đến thông tin thiếu chính xác.

Triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả "khủng" hàng trăm tỉ đồng

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin đã triệt phá một đường dây sản xuất - buôn bán thuốc tân dược giả cực lớn với 14 đối tượng bị bắt giữ. Điều gây chấn động là quy mô của đường dây này trải rộng toàn quốc, từ Hà Nội, TP.HCM đến Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp…

Chỉ trong một đợt khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 10 tấn thuốc tân dược giả và nguyên liệu sản xuất, gồm:

- Hơn 21 loại thuốc điều trị xương khớp, giảm đau, kháng sinh, mang tên gọi y như thật như: Tetracyclin, Clorocid, Neo-Codion, Gai cốt hoàn, Khớp xanh, Hổ Cốt Hoàn, Tuyết liên thiên ma bảo khớp hoàn…

- Hơn 18.000 vỏ hộp, 142 kg viên hoàn - viên nén - bột thuốc, cùng máy ép vỉ, khuôn dập, băng keo dán, tem nhãn giả... Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỉ đồng.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu viên thuốc "đội lốt thuốc chữa bệnh" đã lọt vào tay người tiêu dùng, len lỏi tới từng hiệu thuốc nhỏ, từng hộ dân, từng gói hàng giao nhanh không rõ nguồn gốc.

Con số 200 tỉ đồng ấy không chỉ là tiền. Nó là:

- Những viên thuốc tưởng là hy vọng nhưng thực chất không thể chữa khỏi và lại càng gây thêm bệnh.

- Những bà mẹ trẻ, người già, bệnh nhân mãn tính uống thuốc giả và suy sụp vì không hiểu tại sao bệnh ngày càng nặng, nguy hiểm tính mạng... Thuốc giả không chỉ bất hợp pháp, mà còn là mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Điều trị thuốc giả mạo không hiệu quả như đối với trường hợp kháng sinh có thể dẫn đến sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trường hợp các thuốc dùng đường tiêm hoặc người bệnh bị suy giảm miễn dịch.

Chúng ta cần làm gì?

Thị trường thực phẩm chức năng đang bị "nhiễu loạn" bởi hàng trăm sản phẩm kém chất lượng, thổi phồng công dụng.

Đó là tội ác cố ý. Bởi những sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng kém chất lượng đều cố ý đánh vào những người yếu thế nhất: Người già, bệnh nhân, phụ nữ sau sinh, trẻ em thiếu sức đề kháng. Đó là sự phi nhân tính không thể tha thứ.

Cơ quan quản lý cần mạnh tay:Không chỉ xử lý sự việc sau khi đã xảy ra, mà cần có cơ chế giám sát thị trường chặt chẽ hơn, đặc biệt với nhóm sản phẩm dành cho người bệnh, trẻ em, thai phụ. Các bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao cần chủ động nắm tình hình, kịp thời nhận diện những vấn đề phức tạp, xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và sản xuất, buôn bán thuốc giả, TPCN giả.

Người tiêu dùng cần tỉnh táo:Đừng tin vào những lời quảng cáo tràn lan, những sản phẩm "xách tay", "hàng độc quyền không bán đại trà", hay bất cứ thứ gì không rõ nguồn gốc. Hãy kiểm tra mã QR, số công bố, chỉ mua từ nơi uy tín.

Doanh nghiệp chân chính phải lên tiếng:Để bảo vệ thương hiệu và khách hàng, doanh nghiệp tử tế cần sát cánh cùng người tiêu dùng, minh bạch hơn, góp phần thanh lọc thị trường.

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022