nguoi-benh-tieu-duong-an-sau-rieng-17198449834692066210390-0-0-386-617-crop-17198450897762092106553.pngNgười bệnh tiểu đường nếu thích ăn sầu riêng nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức được sầu riêng, nhưng không ăn thường xuyên và quá nhiều vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Chỉ số đường huyết như thế nào gọi là tăng đường huyết?

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.

Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

tang-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong-1719991706957444772357.jpg

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết khi tăng đường huyết, người bệnh tiểu đường nên biết

Thường xuyên thấy đói hoặc khát nước

Những dấu hiệu của tăng đường huyết đột ngột ban đầu thường khó nhận biết. Điển hình là biểu hiện thèm ăn và khát nước.

Khi đường huyết không được chuyển hóa thành năng lượng thì cơ thể thường dễ bị đói và mệt mỏi. Từ đó, cơ thể xuất hiện tình trạng thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là thèm đồ ngọt. Hoặc khi lượng đường trong máu tăng lên, bạn sẽ bị khát nước và cần được cung cấp lượng nước vừa đủ để cân bằng lượng đường mới sản sinh.

Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm

Một dấu hiệu thường gặp ở những người bị tăng đường huyết đột ngột là đi tiểu nhiều lần. Bởi lúc này, cơ thể đang hoạt động để đào thải bớt lượng đường ra ngoài, thận phải hoạt động nhiều hơn, dẫn tới tình trạng đi tiểu xảy ra với tần suất nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thận sẽ bị suy yếu chức năng do làm việc quá mức.

Cơ thể mệt mỏi

Mặc dù chỉ số đường trong máu cao, nhưng lượng đường này không chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Chính vì thế, tế bào bị thiếu dinh dưỡng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn, có thể bạn sẽ bị sụt cân rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: mờ mắt, chân tay tê bì, khó thở, nhịp tim nhanh, da khô, khô miệng, hơi thở có mùi trái cây lên men... Trường hợp nặng có thể ngất xỉu hoặc đột quỵ.

6 việc người bệnh tiểu đường nên làm khi bị tăng đường huyết?

dau-hieu-tang-duong-huyet-1719991773450779651819.jpg

Ảnh minh họa

Uống nước

Khi lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ, người bệnh nên uống khoảng 4 cốc nước mỗi giờ trong 2-4 giờ. Bù nước thường xuyên khi đường huyết tăng rất quan trọng. Khi thận lọc lượng glucose dư thừa từ máu và qua nước tiểu, bạn thường cảm thấy khát. Uống đủ chất lỏng có thể bù nước, giảm đường trong máu.

Nhịn ăn tạm thời

Carbohydrate trong thực phẩm ảnh hưởng lớn đến đường huyết. Cơ thể phân hủy carbohydrate thành đường, chủ yếu là glucose, từ đó insulin dự trữ và chuyển hóa chúng thành năng lượng. 

Người bệnh nên kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào cơ thể phù hợp với mức tiêu thụ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Trường hợp đường huyết tăng cao đột ngột, bệnh nhân có thể nhịn ăn tạm thời cho đến khi mức đường huyết giảm và ổn định trở lại.

Bổ sung protein

Bổ sung 20-30 g protein kèm thực phẩm ít carbohydrate trong bữa ăn tiếp theo giúp người bệnh ổn định đường huyết. Protein kích thích giải phóng các hormone giúp insulin di chuyển glucose ra khỏi máu, đi vào tế bào hiệu quả hơn, từ đó giảm lượng đường trong máu.

Dùng insulin

Với người bệnh tiểu đường và đang sử dụng insulin, đây là cách nhanh nhất để giảm đường huyết. Dùng insulin qua đường uống giúp cơ bắp và các cơ quan hấp thu đường, chuyển đổi thành năng lượng, từ đó giảm lượng glucose trong máu. Người bệnh uống insulin theo chỉ định của bác sĩ, không tự tăng hoặc giảm liều.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng cũng làm tăng lượng đường trong máu. Khi lo lắng, các hormone như cortisol và glucagon tiết ra, làm đường huyết tăng lên giúp cơ thể có đủ năng lượng chống lại trạng thái tiêu cực. Tham gia các hoạt động giải trí như làm đồ thủ công, chơi nhạc cụ hoặc thực hiện bài tập thở, giãn cơ, thiền định phù hợp để kiểm soát căng thẳng, hạ đường huyết.

Vận động

Tập thể dục vừa phải như đi bộ hoặc đạp xe 15-30 phút có thể hạn chế tình trạng kháng insulin. Khi độ nhạy insulin tăng lên, các tế bào có thể sử dụng glucose trong máu hiệu quả hơn. Vận động giúp cơ bắp tiêu thụ đường trong máu để tạo năng lượng. Người tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng và đường huyết. Một số bài tập được khuyến nghị như đi bộ, chạy, đạp xe, squat, bơi lội...

benh-tieu-duong-an-mang-cut-duoc-khong-17198222884882065379651-0-0-333-532-crop-1719822335804730082456.jpgLoại quả vị ngọt thanh có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyến khích ăn măng cụt vì đây là loại quả có đường huyết GI thấp, chỉ bằng 25. Với chỉ số này măng cụt sẽ không làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.

dau-bap-tot-cho-benh-tieu-duong1-17195884367851613276326-0-0-496-794-crop-17195884411761462030003.jpgNgười bệnh tiểu đường nên ăn đậu bắp theo cách này để kiểm soát lượng đường trong máu

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường...

nhiem-toan-do-benh-tieu-duong-17195493956241200003715-53-0-416-580-crop-1719549545838625636336.jpgNam sinh 18 tuổi phát hiện mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thừa nhận thường xuyên uống loại nước nhiều người Việt ưa thích

GĐXH - Nam sinh được phát hiện nhiễm toan ceton do đái tháo đường (bệnh tiểu đường) sau thời gian dài uống nước ngọt để giải khát ôn thi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022