Bài viết chia sẻ kinh nghiệm xương máu của một người mẹ trong việc vệ sinh bình sữa cho con, từ sai lầm đến chân lý, các mẹ có thể tham khảo để biết cách bảo vệ con của mình.
Lúc 3 giờ sáng, tôi ngồi thụp xuống hành lang cấp cứu, tay nắm chặt tờ kết quả xét nghiệm máu của con gái nhỏ đang bị xuất huyết đường ruột. Màn hình điện thoại vẫn còn sáng với trang web "Hướng dẫn vệ sinh bình sữa".
Ba ngày trước, tôi vẫn tráng bình sữa của con bằng nước sôi như thường lệ, nào ngờ lại khiến con gái 6 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn Salmonella. Bác sĩ chỉ vào chỉ số vi khuẩn trên phiếu xét nghiệm và nói: "Đây là trường hợp điển hình của nhiễm khuẩn bình sữa". Lúc đó, tôi chỉ muốn đập nát hết tất cả bình sữa trong nhà. Hóa ra những thói quen vệ sinh tưởng chừng sạch sẽ mà tôi đang lại lại đang âm thầm gây hại cho đứa con bé bỏng nhất của mình.
Từ "bí kíp" khử trùng bình sữa "gia truyền" đến cái giá phải trả
Khi bắt đầu vào hành trình làm mẹ, tôi cũng được cập nhật "bí kíp" khử trùng bình sữa gia truyền "Tráng nước sôi trong 30 giây" từ mẹ và mẹ chồng cùng các anh chị em. Và chính điều này đã khiến tôi phải trả giá đắt. Thực tế mãi đến khi con nhập viện trong tình trạng nguy kịch rồi sau đó đem bình sữa đi soi dưới kính hiển vi, tôi mới thấy hóa ra, cặn sữa vẫn bám chặt ở các rãnh xoắn của núm vú bình sữa, và khả năng theo thời gian chúng bốc mùi chua là chắc chắn. Rồi chuyên viên phòng thí nghiệm chỉ cho tôi thấy vi khuẩn liên cầu biến dạng như dây leo bám đầy các khe hở.
Sau đó họ giải thích rằng, thực nghiệm đã chứng minh: Chỉ khi đun sôi liên tục ở 100°C trong 5 phút mới có thể tiêu diệt phần lớn vi khuẩn, còn việc tráng qua nước sôi chỉ là sự an ủi về mặt tinh thần.
Đáng sợ hơn là núm vú silicon, việc đun sôi nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng chất hóa dẻo. Chiếc núm vú bị tôi luộc đến ngả vàng ấy, hóa ra lại là một loại độc dược mãn tính.
Quy tắc 8 phút vàng trong vệ sinh bình sữa

Đây là quy trình vệ sinh bình sữa tôi đúc kết được bằng máu và nước mắt:
Tháo rời bình sữa ngay lập tức, rửa trong vòng 10 phút sau khi bé bú xong, tránh cặn sữa đóng cứng.
Rửa bằng nước lạnh , nước nóng sẽ làm protein đông lại, khó rửa hơn.
Mẹo nhỏ: Dùng tăm bông làm sạch lỗ núm vú, dùng chỉ nha khoa làm sạch van chống sặc.
Vệ sinh tổng thể hàng tuần: Dùng cọ rửa ống hút để làm sạch bên trong ống hút, dùng ống tiêm để rửa bi trọng lực.
Ngoài ra, cần rửa tay trước khi rửa bình sữa, không dùng khăn lau miệng bình.
Những sai trong vệ sinh bình sữa
- Dùng nước máy tráng bình rồi pha sữa ngay vì clo dư thừa sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng.
- Lau khô bình sữa bằng khăn lông sau khi rửa vì dễ tái nhiễm khuẩn.
- Úp ngược núm vú xuống giá dễ khiến nước đọng, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Trường hợp bi thảm nhất là của chị họ tôi: Người giúp việc vì muốn tiết kiệm thời gian nên để dành bình sữa cả ngày mới rửa một lần, dẫn đến việc hai đứa con sinh đôi của chị bị nhiễm Rotavirus. Giờ đây, gia đình tôi đặt ra quy tắc bất di bất dịch: Mỗi lần dùng xong phải rửa ngay, dù có buồn ngủ đến mức mí mắt díp lại cũng phải bật đèn kiểm tra các rãnh xoắn.

Sau sự cố con gái bị ngộ độc, tôi đã thay đổi thói quen rửa bình sữa của con. Điều bất ngờ là tình trạng dị ứng của con gái tôi đã được cải thiện. Hóa ra, có những thứ bằng mắt thường tôi tưởng sạch sẽ lại gây hại cho cơ thể của con.
Những đêm rửa bình sữa lúc 3 giờ sáng, tôi luôn tự hỏi mình: Chúng ta đang chống lại điều gì? Là vi khuẩn vô hình, hay chính là nỗi lo lắng khi nuôi con? Cho đến một ngày, tôi thấy con gái ôm bình sữa bắt chước động tác rửa bình của mình, tôi mới chợt nhận ra: Vệ sinh thực sự không phải chỉ là tạo ra môi trường vô trùng, mà còn là sự sống. Giờ đây, bên cạnh giá để bình sữa nhà tôi có dán dòng chữ: "Cặn sữa không rửa sạch được thì ngâm nước ấm; nỗi lo lắng không xua tan được thì dùng tình yêu thương để hóa giải".

Có lẽ khi con gái lớn lên, những mẹo rửa bình này đã lỗi thời, nhưng những ngày tháng miệt mài vì sức khỏe của con sẽ như vạch chia độ trên bình sữa, mãi mãi ghi dấu ấn tình mẫu tử sâu đậm. Vì vậy, nếu bạn cũng đang mất ngủ vì chuyện vệ sinh bình sữa, hãy nhớ: “Quan trọng hơn việc khử trùng là rửa sạch kịp thời, quan trọng hơn việc vô trùng là vệ sinh vừa đủ”.
Suy cho cùng, chúng ta nuôi dạy không phải những bông hoa trong nhà kính, mà là những chiến binh nhỏ bé sẽ trưởng thành khỏe mạnh trong thế giới đầy vi khuẩn. Rồi sẽ đến lúc, con sẽ hiểu, những buổi sáng sớm và đêm khuya đầy bọt xà phòng này, chính là tình yêu đang hiện hữu.