con-trung-0-0846.jpg

Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, khi nghe thấy tiếng hét của con, mẹ của H. chạy vào và phát hiện một con kiến từ người H. bò ra. Ngay sau bị đốt khoảng 1 phút H. có biểu hiện khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ, gọi hỏi không trả lời, tiểu tiện không tự chủ.

Thấy tình trạng con nguy kịch, người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Hùng Vương cấp cứu.

Gần trưa cùng ngày, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi tích cực tại phòng cấp cứu.

Vì sao bị một con kiến cắn lại nguy hiểm đến tính mạng

Giải thích về trường hợp bệnh nhân T.T.H. chỉ bị một con kiến cắn mà xảy ra tình trạng nguy kịch đến tính mạng, bác sĩ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết đó là tình trạng sốc phản vệ với nọc độc của côn trùng.

“ Việc bị kiến, ong đốt dẫn đến tình trạng nguy kịch không phải mới bởi đây là do cơ thể người chứ không phải do con côn trùng đó. Vấn đề phản vệ không phải do to hay nhỏ, có những người bị ong, kiến đốt không làm sao nhưng có những người lại bị nguy cơ tử vong.

Có thể nói đây là do cơ thể người không thích nghi được với độc tố của loại côn trùng đó. Nếu những bệnh nhân nào bị côn trùng cắn mà thấy xuất hiện biểu hiện lạ phải đến bệnh viện cấp cứu ngay để có hướng xử lý kịp thời” , bác sĩ Hải cho biết.

Ðiều trị thế nào khi bị côn trùng cắn, đốt?

Trong hầu hết các trường hợp côn trùng cắn đốt, thường chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như đau ngứa, sưng đỏ… và sẽ tự khỏi trong vài giờ mà không để lại di chứng. Một số rất ít bị cắn nặng, có phản ứng lan tỏa với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức, cần rửa sạch vùng bị cắn, đốt, chườm lạnh...

Côn trùng đốt, nếu phản ứng nhẹ, nên được lấy ngòi ra khỏi da bằng dao hay kim hoặc nhíp nhổ ra. Rửa sạch vết thương bằng chất khử khuẩn, băng vết thương, có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Nếu cần thiết, dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống.

Côn trùng chích với một số người còn có thể bị dị ứng toàn thân như phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Những phản ứng này bắt buộc phải điều trị trong bệnh viện. Nếu để quá 6 giờ sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.

Nếu bệnh nhân hay dị ứng với côn trùng đốt, nên mang theo một hộp chống dị ứng có chứa adrenaline (epinephrine).

Mục đích điều trị chính của côn trùng cắn là ngăn chặn ngứa. Bôi tại chỗ và uống thuốc kháng histamin, dung dịch calamin hoặc bôi kem gây tê tại chỗ. Nếu nặng hơn có thể dùng steroid tại chỗ và uống. Vết cắn của côn trùng có mang mầm bệnh thì việc điều trị bằng kháng sinh phù hợp là rất cần thiết.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022