Các chuyên gia quốc tế nêu thông tin trên tại Hội nghị thượng đỉnh sốt xuất huyết châu Á lần 7, ở Malaysia, hôm 5/6. Sự kiện có sự góp mặt của hơn 500 y, bác sĩ từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. 13 báo cáo nêu bật chiến lược đẩy lùi bệnh, hướng tới không còn ca tử vong.

Mở đầu hội nghị, người chủ trì nhắc lại thông tin WHO từng cảnh báo: gánh nặng sốt xuất huyết toàn cầu đang bị đánh giá thấp. Từ năm 2000 đến 2019, số người mắc bệnh tăng 10 lần, từ 500.000 lên 5,2 triệu ca, lan rộng 129 quốc gia.

Tính đến 30/4, có hơn 7,6 triệu ca sốt xuất huyết được ghi nhận. 5 năm qua, ca bệnh gia tăng đáng kể ở Mỹ - nơi không phổ biến trước đây, vượt 7 triệu trường hợp cuối tháng 4. Do đó năm 2019, WHO xếp sốt xuất huyết là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu hàng đầu.

image001-8906-1719486961.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9AzLPAoWy5ldrUAOxuqMXA

Sốt xuất huyết lây lan nhanh, xuất phát từ muỗi vằn. Ảnh: Kauvery Hospital

Chuyên gia cũng nhấn mạnh sự nguy hiểm của virus Dengue cùng số liệu 70% gánh nặng sốt xuất huyết ở châu Á. Bệnh lan nhanh là do thay đổi sự phân bố, gia tăng đa dạng trung gian truyền bệnh (muỗi vằn). Hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng, lượng mưa và độ ẩm cao, tạo điều kiện cho muỗi vằn phát triển. Ngoài ra, nguyên nhân khác là kiểu huyết thanh lưu hành trong một quốc gia thay đổi, ảnh hưởng khả năng miễn dịch cộng đồng.

Dân số tăng cùng quá trình đô thị hóa nhanh, nguy cơ mắc sốt xuất huyết được dự đoán tăng cao. Trước tình trạng ấy, WHO đề xuất chiến lược "Zero death", hướng đến giảm tỷ lệ tỷ vong bằng 0 vào 2030.

image003-9048-1719486961.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j14kMVPvy144_-uyq6SU7w

Hơn 500 chuyên gia góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh sốt xuất huyết châu Á lần 7. Ảnh: Asia Dengue Summit

Tại hội nghị, các chuyên gia lần lượt đề xuất giải pháp kiểm soát muỗi vằn, vaccine sốt xuất huyết, thuốc kháng virus mới, đồng thời cung cấp nền tảng giúp các nhà hoạch định chính sách kết nối, học hỏi chiến lược dịch tễ từ các quốc gia đã thành công, qua đó đáp ứng mục tiêu "Zero death".

Giáo sư Datuk Dr Zulkifli Ismail - Chủ tịch nhóm Tiếng nói và Hành động Sốt xuất huyết châu Á (ADVA) - cho rằng điều quan trọng nhất là cần tăng cường phát hiện sớm, quản lý lâm sàng.

Giáo sư Lee-Ching Ng, Tiến sĩ Ami Syed Mohamed cùng Tiến sĩ Eggi Arguni lần lượt chia sẻ kinh nghiệm dùng muỗi Aedes aegypti nhiễm vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát sốt xuất huyết ở Singapore, Malaysia và Indonesia.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Malaysia ra mắt cổng thông tin iDengue, cập nhật hàng tuần ca sốt xuất huyết, tử vong và các điểm nóng. Ở sự kiện này năm ngoái, hội nghị đã khởi xướng chương trình Young ADVA, khuyến khích thanh niên phòng ngừa sốt xuất huyết.

image005-4206-1719486961.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=t0t_qZyMtQBrG3HOhAVUMQ

Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Datuk Lukanisman Awang Sauni phát biểu tại hội nghị, ngày 5/6. Ảnh: Malaysiakini

Chuyên gia các nước đồng quan điểm đề cao vai trò của miễn dịch trong phòng ngừa virus Dengue, bởi tiêm chủng là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, tiến tới đạt mục tiêu "Zero death".

Hội nghị còn đề cập thách thức về thay đổi dịch tễ học sốt xuất huyết ảnh hưởng đến phát triển vaccine. Gần một thế kỷ trước, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vaccine, song virus Dengue có đến bốn tuýp gồm Den-1, 2, 3 và 4. Về lý thuyết, một người có thể mắc sốt xuất huyết bốn lần trong đời, mỗi lần một tuýp khác nhau, lần sau có nguy cơ nặng hơn.

Các chuyên gia tiết lộ sự tiến hóa kháng nguyên của virus này là quá trình phức tạp, cho phép trốn tránh phản ứng miễn dịch của vật chủ, điều chỉnh nguy cơ mắc bệnh trong tương lai và ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine. Yếu tố này gây khó khăn không nhỏ cho quá trình nghiên cứu vaccine.

Sau hành trình dài tìm kiếm giải pháp, năm 2015, vaccine sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới được cấp phép tại Mexico. Hiện có hai loại được WHO phê duyệt gồm: Dengvaxia (Sanofi sản xuất), Qdenga (Takeda). Giữa tháng 5, Bộ Y tế Việt Nam đồng ý lưu hành Qdenga.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược tiêm chủng (SAGE) của WHO khuyến nghị các quốc gia có gánh nặng về sốt xuất huyết áp dụng thêm biện pháp vaccine.

Vạn Phát

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022