Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

Người dân cần chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: TL
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.
- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
- Mỗi hộ gia đình, mỗi tuần hãy dành 10 phút để phòng, chống sốt xuất huyết với các động tác đơn giản sau:
+ Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
+ Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ…
+ Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
+ Phối hợp tích cực với ngành y tế trong việc thực hiện các chiến dịch diệt bọ gậy, lăng quăng, phun hóa chất phòng chống dịch bệnh.
Các thông điệp phòng chống sốt xuất huyết đưa ra
1. Không có lăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết.
2. Diệt lăng quăng, bọ gậy là trách nhiệm của mọi nhà.
3. Cộng đồng chung tay để đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết.