Nhận biết bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra, dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể chia thành các giai đoạn khác nhau như:

- Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh ở người lớn có thể diễn ra từ 10 đến 20 ngày tính từ khi nhiễm virus. Ở giai đoạn đầu này, khi virus xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân thường chưa xuất hiện triệu chứng và lúc này rất khó nhận biết mình đang nhiễm bệnh.

- Giai đoạn khởi phát: Những triệu chứng đầu tiên sẽ bắt đầu xuất hiện như: Mệt mỏi, nhức đầu và sốt nhẹ. Sau khi khởi phát khoảng 24 đến 48 giờ, những nốt ban đỏ sẽ xuất hiện trên da người bệnh. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như nổi hạch sau tai, viêm họng…

- Giai đoạn toàn phát: Lúc này, các triệu chứng của bệnh càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể thấy đau các cơ, đau đầu, có thể bị sốt cao, chán ăn, buồn nôn,...

Những nốt ban đỏ trên da của bệnh nhân có thể chuyển biến thành nốt phỏng nước và khiến cho người bệnh rất khó chịu và ngứa rát. Khi không thể chịu được ngứa, bệnh nhân sẽ có phản xạ gãi vào những nốt phỏng nước này khiến cho chúng vỡ ra và hình thành sẹo về sau. Đáng lo ngại hơn, tình trạng này còn có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.

1-1730685065268584806694.jpg

Bệnh thủy đậu sẽ khiến nổi những nốt ban đỏ trên da

Đặc biệt, những nốt phỏng nước sẽ không chỉ xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể mà còn xuất hiện ở niêm mạc miệng. Do đó, người bệnh rất khó khăn khi ăn uống.

Nếu không chăm sóc đúng cách, rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thông thường, nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng, dịch nước bên trong nốt phỏng sẽ chuyển sang màu đục hoặc có mủ, đồng thời những nốt phỏng này sẽ tăng kích thước.

- Giai đoạn hồi phục: Sau khoảng 10 ngày kể từ khi phát bệnh, những mụn nước đã vỡ sẽ khô lại và dần bong vảy. Giai đoạn này, bệnh nhân cũng cần phải chăm sóc da đúng cách để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

2-17306850650881396163205.jpg

Bệnh nhân thủy đậu cần chăm sóc da đúng cách để tránh bị nhiễm trùng

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Biến chứng thủy đậu có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, do đó người mắc bệnh không được chủ quan, cần theo dõi sát sao, tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Đáng lưu ý, người lớn mắc thủy đậu dễ bệnh nặng và có nguy cơ bị bội nhiễm hơn thủy đậu ở trẻ em. Các biến chứng có thể bao gồm:

- Viêm phổi: Biến chứng này thường xuất hiện ở người lớn vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh, dẫn đến suy hô hấp, phù phổi…

- Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, nguy cơ cao để lại sẹo rỗ.

- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng diễn biến rất nhanh chóng, khi tác nhân gây bệnh là VZV từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng.

- Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban.

3-17306850654391139145262.jpg

Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến bội nhiễm trên da

Người lớn bị thủy đậu nên điều trị thế nào?

Để bệnh thủy đậu ở người lớn mau khỏi và hạn chế biến chứng, bạn có thể tham khảo những cách chữa và chăm sóc da dưới đây:

- Dùng thuốc điều trị: Khi người bệnh bị sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt, nếu thấy đau nhức toàn thân thì cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm,... theo chỉ định của bác sĩ.

- Chườm mát bằng khăn lạnh và sạch để vùng da bị bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý không để da tiếp xúc trực tiếp với đá, cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các nốt mụn nước.

- Dùng thuốc kháng virus: Một số bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị nhiễm bệnh, đồng thời giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, nhưng cũng cần dùng theo chỉ định từ bác sĩ.

- Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước sạch, ấm.

- Uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Không nên cào gãi các nốt mụn nước để phòng tránh nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da và hạn chế nguy cơ để lại sẹo. Người bệnh nên cắt ngắn móng tay, nên thường xuyên thay quần áo và giữ cho da được khô và sạch sẽ.

4-1730685065493865753120.jpg

Người bệnh thủy đậu cần được hạ sốt kịp thời nếu có sốt cao

Hỗ trợ cải thiện bệnh thủy đậu ở người lớn nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc

Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh thủy đậu, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, người mắc nên kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.

Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da trên thị trường ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh thủy đậu. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp hỗ trợ kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và phòng ngừa hình thành thâm sẹo.

5-17306850651801683611178.jpg

Gel Subạc giúp nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh thủy đậu

Bên cạnh đó, nếu muốn giúp phòng ngừa và đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh thủy đậu, bạn cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng bằng sản phẩm cốm Subạc.

Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh thủy đậu, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

6-17306850656061255804989.jpg

Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, hỗ trợ kháng virus, kháng khuẩn

Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh thủy đậu và các phương pháp điều trị. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bạn phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả!

Anh Thư

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022