Trong khi nhiều bậc phụ huynh thường cảnh giác với các bệnh truyền nhiễm hay sốt cao ở trẻ nhỏ, thì một số bệnh lý thần kinh như liệt dây thần kinh mặt (Bell's palsy) lại thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề nhẹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thần kinh, đây là tình trạng không hiếm gặp và cần được can thiệp sớm để tránh để lại di chứng lâu dài.

tre-bi-liet-day-than-kinh-so-7-23647371695906404154517-92744201715675691444799-17479859195001566653616.jpg

Ảnh minh họa

Liên tục có các trường hợp trẻ bị méo miệng, không khép được mắt do liệt dây thần kinh ngoại biên

Mới đậy, bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa tiếp nhận bé T.A.K., 5 tuổi, bị liệt nửa mặt đột ngột sau khi tắm muộn và ngủ trong phòng điều hòa lạnh. Các triệu chứng khởi phát ngay sau khi bé thức dậy gồm mắt bên liệt không nhắm kín, mất nếp nhăn trán, miệng méo về một bên. Người nhà nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán liệt Bell – liệt VII ngoại biên do lạnh. Hiện bé đang được điều trị tích cực bằng các bài tập phục hồi chức năng nhằm cải thiện vận động cơ mặt.

Đầu tháng 5, Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp liệt mặt, đáng nói trong đó có những bệnh nhân còn nhỏ tuổi. Điển hình là 2 bé em N.T.N. (14 tuổi, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) và D.H.V (4 tuổi, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Các bé nhập viện trong tình trạng lệch mặt, nhân trung lệch, mắt không thể nhắm kín.

Tháng 11/2024, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận một bé gái 15 tháng tuổi đến cấp cứu trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín. Qua kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải, được chỉ định nhập viện điều trị bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và phục hồi chức năng.

Tháng 3/2024, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái 6 tuổi trong tình trạng đột nhiên không thể nhắm được mắt bên trái, miệng méo sang một bên, không ăn uống được do thức ăn rơi ra ngoài. Trước đó, bé chỉ có biểu hiện như bị cảm nhẹ, sổ mũi. Trẻ được chẩn đoán liệt dây thần kinh mặt ngoại biên bên trái, nguyên nhân nhiều khả năng là do nhiễm virus, gây viêm và phù nề dây thần kinh.

edit-edit-edit-edit-edit-a1-10-1703478432798-1703479403445699685835-17479859639551726602819.png

Ảnh minh họa

Cảnh báo trẻ bị liệt mặt do nằm quạt, điều hòa mùa hè sai cách

Trời nắng nóng, nhiều gia đình chọn cách bật quạt mạnh, mở máy lạnh suốt đêm để giúp con em dễ ngủ. Tuy nhiên đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng liệt mặt hay liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bao gồm cả ở trẻ em. Khi ngủ trong môi trường điều hòa ở nhiệt độ quá thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng liệt mặt.

Để bảo vệ con trước nguy cơ này trong mùa hè, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau khi cho con nằm quạt, điều hòa trong mùa hè:

- Không để quạt thổi trực tiếp vào mặt trẻ trong thời gian dài.

- Khi dùng máy lạnh, nên chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải (26–28°C), kết hợp máy tạo độ ẩm nếu có.

- Giữ ấm vùng mặt – cổ khi ngủ, nhất là với trẻ nhỏ.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu méo miệng, lệch mặt, chảy nước dãi, mắt nhắm không kín… cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể.

Hiểu đúng về liệt mặt ở trẻ em

Theo tài liệu của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), liệt mặt (hay liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên) là tình trạng liệt một bên cơ mặt, thường xảy ra đột ngột. Trẻ mắc bệnh có thể không thể cử động nửa mặt, không nhăn trán, không nhắm mắt, miệng bị kéo lệch, khó ăn uống, nói chuyện.

Nguyên nhân khiến trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng không hiếm gặp ở trẻ em. Những trẻ có sức khỏe yếu thường có nguy cơ cao hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 nhưng theo thống kê thì có khoảng trên 75% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm lạnh đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

- Di truyền qua gen, nếu trẻ có người thân từng bị liệt mặt thì xác suất trẻ bị bệnh cũng rất cao.

- Trẻ bị nhiễm virus như rubella, herpes…

- Trẻ chơi đùa không may bị tai nạn, chấn thương mặt…

- Trẻ bị viêm tai giữa hoặc viêm tai xương chũm… thường xuyên mà không điều trị dứt điểm.

- Trẻ bị bệnh vô căn như đái tháo đường.

- Trẻ hay bị cảm lạnh, cúm.

Thực tế, trẻ có thể mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7 vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa thì xác suất mắc bệnh tăng cao hơn.

Tỷ lệ mắc liệt mặt ở trẻ nhỏ ước tính khoảng 2–5 trường hợp/100.000 trẻ mỗi năm, tuy không cao nhưng cũng không phải hiếm gặp. Một số trường hợp phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tuần, nhưng cũng có trẻ bị di chứng co giật cơ mặt hoặc méo miệng lâu dài nếu không điều trị kịp thời.

cham-cuu-anh-tl-copy-15772762457211735099843-17479862276361088499889.jpg

Ảnh minh họa

Dấu hiệu trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Trẻ em bị liệt dây thần kinh số 7 có biểu hiện khá rõ ràng, dễ nhận biết. Nếu thấy con có các dấu hiệu như sau, cha mẹ cần đưa ngay con đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

- Cơ mặt xệ xuống

- Cứng cơ mặt đột ngột

- Không thể nhắm chặt mắt một bên

- Uống nước hay bị tràn ra ngoài

- Tê một bên hay toàn khuôn mặt

- Cười nói khó khăn

- Đau tai

- Đau đầu

- Giảm vị giác

- Tăng tiết nước bọt và nước mắt

Điều trị chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Sau khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thiết lập liệu một liệu trình điều trị phù hợp cho trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện một số cách điều trị sau:

- Thuốc chống virus

- Thuốc steroid để giảm viêm mặt

- Vật lý trị liệu để kích thích các dây thần kinh mặt và cơ

- Thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt trẻ không bị khô

liet-day-than-kinh-2-1747985835239896372953.jpg

Trẻ liệt dây thần kinh số 7 trước và sau khi tập luyện, xoa bóp, chăm sóc tại nhà. Ảnh BV Nhi TW

Nếu trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, cha mẹ cần phải làm gì?

Việc quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là giải thích cho trẻ hiểu về bệnh này và cho trẻ biết sau một thời gian thì bệnh sẽ khỏi. Nếu con đã đi học, cha mẹ cũng có thể nói chuyện với giáo viên về tình trạng của trẻ để nhận được sự giúp đỡ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể giúp trẻ vượt qua căn bệnh này bằng những cách sau:

- Cho trẻ thực hiện đầy đủ các bài tập trị liệu mà bác sĩ yêu cầu.

- Nếu trẻ cảm thấy đau hoặc khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt để giảm đau ở hàm và mặt.

- Cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc mắt của trẻ. Nhỏ thuốc thường xuyên để tránh mắt bị khô. Nếu cần, bạn có thể cho bé đeo kính râm để tránh kích ứng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022