1-5822-1676532694738-16765326958271732258467.jpg

CDC Mỹ khuyến cáo,tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra 2-3 lần trong thai kỳ

Phân tích này được chia sẻ bởi Tiến sĩ Thomas Dobbs, Giám đốc Y tế của Phòng khám Crossroads, trưởng khoa Sức khỏe Dân số John D. Bower tại Trung tâm Y tế Đại học Mississippi, Sở Y tế bang Mississippi, Mỹ.

"Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra 2-3 lần trong khi mang thai và việc chăm sóc trước khi sinh bị trì hoãn là một vấn đề lớn đối với Mississippi", Dobbs đã viết trên Twitters hồi đầu tháng 1 vừa qua.

Bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền qua quan hệ tình dục. Khi mang thai, mầm bệnh có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang bào thai đang phát triển.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyến nghị xét nghiệm nhiễm trùng trong lần khám thai đầu tiên. Những người có kết quả xét nghiệm dương tính nên được điều trị nhanh bằng kháng sinh.

"Xét nghiệm huyết thanh học cũng nên được thực hiện hai lần trong thời kỳ mang thai: khi thai được 28 tuần và khi sinh đối với phụ nữ mang thai sống trong cộng đồng có tỷ lệ mắc bệnh giang mai cao và đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giang mai khi mang thai", theo CDC Mỹ.

Gây biến dạng xương, gan và não

Trẻ bị nhiễm T. pallidum trong khi mang thai có nhiều khả năng bị sinh non hoặc tỷ lệ sinh thấp; nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi sinh. Trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai có thể bị biến dạng xương, gan và lách to, các vấn đề về não và thần kinh, cùng các vấn đề sức khỏe khác.

Theo CDC của Mỹ, một số trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh không có triệu chứng khi sinh, nhưng nếu bệnh giang mai bẩm sinh không được điều trị, những đứa trẻ bị ảnh hưởng vẫn có thể phát triển các vấn đề sức khỏe không bình thường từ nhiều tuần đến nhiều năm sau đó. Điều trị liên quan đến việc trẻ sơ sinh ở lại bệnh viện sau khi sinh, có thể lên đến 10 ngày và được tiêm thuốc kháng sinh.

Sở Y tế bang Mississippi không chính thức theo dõi các trường hợp tử vong do giang mai bẩm sinh , nhưng nói với NBC News rằng, ít nhất một em bé đã chết vì nhiễm bệnh này vào năm 2021. Sở Y tế bang vẫn chưa công bố dữ liệu năm 2021 về các trường hợp giang mai bẩm sinh, nhưng cho đến nay, Tiến sĩ Paul Byers, nhà dịch tễ học của bang, cho rằng những con số ban đầu phù hợp với những con số mà Dobbs đã chia sẻ với NBC.

Những con số đáng lo ngại từ Mississippi phản ánh xu hướng trên toàn nước Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh giang mai bẩm sinh hàng năm đang tăng đều đặn trên cả nước Mỹ, mặc dù tỷ lệ gia tăng không giống nhau ở tất cả các tiểu bang.

CDC Mỹ trước đây đã báo cáo rằng, tỷ lệ mắc bệnh giang mai bẩm sinh hàng năm của cả nước Mỹ là khoảng 360 vào năm 2013; tỷ lệ đó đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2017 và kể từ đó, tỷ lệ này tiếp tục tăng, với dữ liệu sơ bộ cho thấy khoảng đã có 2.700 trường hợp vào năm 2021.

Trong những phân tích sơ bộ, CDC Mỹ đã đánh dấu "cơ hội phòng ngừa bị bỏ lỡ" và phát hiện ra rằng việc thiếu chăm sóc trước khi sinh, xét nghiệm và điều trị bệnh giang mai kịp thời trong thai kỳ là lý do tại sao trẻ sinh năm 2021 bị nhiễm bệnh.

Người mang thai không được điều trị bệnh giang mai kịp thời và xét nghiệm trước khi sinh vì những lý do khác nhau ở các tiểu bang khác nhau, Kaiser Family Foundation đã báo cáo vào năm 2022.

Những rào cản đối với việc chăm sóc trong thời kỳ mang thai bao gồm sống trong cảnh nghèo đói, gặp các vấn đề về giao thông đi lại và chỉ được tiếp cận với các sở y tế công cộng kém.

Theo Live Science

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022