1. Củ riềng

Riềng hay còn được mệnh danh là thứ “gia vị của cuộc sống”, có giá thành "rẻ như cho" rất quen thuộc với nhiều người. Nhưng không mấy ai biết được chúng còn là một trong những loại "thuốc quý" mang nhiều đặc tính chữa bệnh, trong đó bao gồm cả hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp. Theo các chuyên gia, củ riềng có khả năng chống viêm vượt trội nên vô cùng có lợi trong việc điều trị bệnh viêm khớp. Ngoài ra, các chất chống viêm có trong riềng như gingerol có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

cu-rieng4-2337.jpg

Bên cạnh đó, riềng còn có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo trên da. Đồng thời, nó cũng có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.

Không những vậy, theo nhiều nghiên cứu, trong riềng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại bị gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể, từ đó góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như thường thấy ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm. Tuy nhiên, vì riềng có tính nóng nên chị em phụ nữ có thai nên chú ý hạn chế sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến thể trạng của bản thân.

2. Lá xương sông

Sẽ thật thiếu sót nếu các gia đình không cất sẵn một ít lá xương sông trong nhà, vừa dùng để làm gia vị nấu nướng, vừa có tác dụng trị bệnh hiệu quả, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh giá của mùa đông. Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc và thường được sử dụng dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng hay mẩn ngứa. 

la-xuong-song-bai-thuoc-chua-b-2800-7603-1574653908-2339.jpg

Dưới đây là một số bài thuốc từ lá xương sông, bạn có thể tham khảo như:

- Chữa tê nhức tứ chi: Bạn hãy sắc nước hạt xương sông (từ 15-20g) và uống mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…

- Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch rồi đem đi chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, cần lưu ý tác dụng của thuốc chỉ khi còn ấm, nếu thấy nguội thì bạn hãy xào nóng lại hoặc sử dụng thuốc khác.

3. Lá tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có khả năng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt và trừ cảm mạo rất hiệu quả. Không mấy ai có thể ngờ được rằng, một chiếc lá nhỏ bé như tía tô lại có chứa đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm rất cao, có tác dụng giúp giảm đau khớp và còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Những người đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay các bệnh về xương khớp khác thì việc uống lá tía tô có thể góp phần làm giảm đau và giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh.

cach-lam-nuoc-tia-to-duong-phen-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe-202109161503080902-2340.jpg

Dưới đây là một số bài thuốc từ lá tía tô, bạn có thể tham khảo:

- Viêm đau khớp gối: Bạn hãy lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch sau đó cho vào đun sôi với 1 nồi nước đầy. Sau khoảng thời gian 15 phút thì tắt bếp, để nước nguội bơt thì mang ra tắm hoặc ngâm đầu gối vào nước khoảng 15 phút. Áp dụng hàng ngày trong khoảng 1 tuần là triệu chứng đau nhức sẽ biến mất.

- Thoái hóa khớp: Bạn hãy cho 200gr lá tía tô đã rửa sạch vào sắc với 500ml nước, đến khi nào chỉ còn 200ml thì tắt bếp. Chắt nước thuốc ra uống làm 2 lần trong ngày sẽ có công dụng rất tốt.

Tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ một điều rằng, đây là những bài thuốc dân gian, chỉ nên áp dụng cho những người bệnh giai đoạn cấp tính, làm giảm các triệu chứng mang tính tạm thời mà thôi. Còn trong trường hợp, bệnh giai đoạn mãn tính thì cần hướng điều trị khác. Hoặc trong trường hợp bệnh nhân áp dụng bài thuốc này trong một thời gian mà không thấy có hiệu quả bạn nên chuyển sang biện pháp điều trị khác.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022