air-of-the-anthropocenehead-1727338361855425292424-0-0-719-1151-crop-17273383776092024417935-1727396089162-17273960901101198519046.jpg

Những bức ảnh ánh sáng lấp lánh rực rỡ như tác phẩm sắp đặt nghệ thuật đến từ một dự án có tên gọi Không khí của kỷ Anthropocene là sự kết hợp giữa nhiếp ảnh và khoa học. Đây là công trình của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Birmingham (Anh) và nhiếp ảnh gia Robin Price. Trong đó, "Anthropocene" là thuật ngữ được một số nhà khoa học sử dụng để miêu tả giai đoạn gần đây nhất trong lịch sử Trái Đất.

air-of-the-anthropocenehead-1727338361855425292424-1727396090692-172739609078879326605.jpg

Tác phẩm trong dự án 'Không khí của kỷ Anthropocene'.

Thế nhưng, đằng sau những bức ảnh lung linh này truyền tải thông điệp đáng cảnh báo: Chúng ta đang sống trong một thế giới ô nhiễm đến thế nào. Ở đây, ánh sáng đại diện cho ô nhiễm không khí.

Chúng ta biết rằng ô nhiễm không khí bao quanh khắp mọi nơi, nhất là tại thành phố. Nhưng liệu có khác biệt gì nếu chúng ta thực sự có thể nhìn thấy nó?

Bằng cách kết hợp 'vẽ ánh sáng kỹ thuật số' với cảm biến ô nhiễm không khí, các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ đã tìm ra cách biến những thứ vô hình thành hữu hình.

Những bức ảnh của họ nêu bật những rủi ro về sức khỏe từ bầu trời đầy bụi mịn ở xứ Wales (Anh) cho đến Ấn Độ và Ethiopia.

Giáo sư Francis Pope, nhà khoa học môi trường tại Đại học Birmingham, người dẫn đầu dự án, cho biết: "Ô nhiễm không khí là yếu tố rủi ro môi trường toàn cầu hàng đầu. Bằng cách vẽ bằng ánh sáng để tạo ra những hình ảnh có sức tác động, chúng tôi cung cấp cho mọi người một cách dễ hiểu để so sánh mức độ ô nhiễm không khí trong các bối cảnh khác nhau.”

Làm thế nào để chụp ảnh ô nhiễm không khí?

Bụi mịn (PM) là dạng ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với con người. Các thành phần chính của nó là sunfat, nitrat, amoniac, natri clorua, cacbon đen, bụi khoáng và nước.

Để chụp các hạt nhỏ trên phim, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các cảm biến ô nhiễm không khí giá rẻ để đo nồng độ khối lượng PM. Sau đó, họ sử dụng tín hiệu thời gian thực của cảm biến để điều khiển một mảng đèn LED chuyển động được lập trình để nhấp nháy nhanh hơn khi nồng độ PM tăng lên.

1920x1080cmsv2313a8937-5167-5247-b1b6-cf86cbcbd2c8-8481252-1727337654676154292342-1727396091243-1727396091378593125267.jpg

Một nhà bếp đốt sinh khối trong nhà ở Addis Ababa, Ethiopia, nơi PM2.5 đo được là 150-200 mg/m3.

Một bức ảnh phơi sáng lâu được chụp bằng cách nghệ sĩ di chuyển mảng đèn LED trước máy ảnh - đèn flash trở thành một chấm trên bức ảnh.

Nghệ sĩ không được nhìn thấy trong ảnh vì họ đang di chuyển, nhưng ánh sáng nhấp nháy từ đèn LED được nhìn thấy vì chúng sáng. Càng nhiều chấm sáng xuất hiện trong ảnh, nồng độ PM càng cao.

Những bức ảnh tiết lộ điều gì?

Phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm không khí thay đổi đáng kể ở những địa điểm khác nhau.

Ở Ethiopia, nồng độ PM2.5 (bụi mịn) trong bếp sử dụng bếp khí hóa sinh khối cao hơn tới 20 lần so với ở ngoài trời.

Tại Ấn Độ, hình ảnh hai sân chơi trẻ em chỉ cách nhau 500 km đã được xử lý bằng phương pháp “sơn ánh sáng kỹ thuật số”. Sân chơi ở thành phố Delhi có mức PM2.5 cao hơn ít nhất 12,5 lần so với giá trị đo được ở khu vui chơi ở vùng nông thôn Palampur.

1920x1080cmsv28236c18d-0f33-5693-9231-9c4bc7e9fa5f-8481252-1727337715524677458971-1727396091803-1727396091952854759702.jpg

Sân chơi nhà trẻ IIT ở Delhi, Ấn Độ. PM2.5 có mức PM2.5 (bụi mịn) siêu cao, lên tới 500-600 mg/m3.

1920x1080cmsv2948492cb-2f39-51bb-8b4b-5138edff0e96-8481252-17273377155241725786206-1727396092383-17273960924971857223032.jpg

Sân chơi tại vùng nông thôn ở Palampur, Ấn Độ có PM2.5 là 30 - 40 mg/m3- thấp hơn đáng kể so với sân chơi ở Delhi.

Biến động lớn về ô nhiễm không khí cũng được ghi nhận xung quanh nhà máy thép Port Talbot ở Wales. Tại đây, việc theo dõi chất lượng không khí và “vẽ tranh” bằng ánh sáng được thực hiện lúc chạng vạng mùa hè đã đo được nồng độ PM2.5 trong khoảng 30-40 mg/m3.

air-of-the-anthropocenehead-1727338437247290372161-1727396093055-17273960931621846317111.jpg
1920x1080cmsv28f976585-86cf-5147-961f-0b23708ca1fd-8481252-17273376083921006413352-1727396093770-17273960940381365100474.jpg

Ảnh "vẽ ô nhiễm" tại nhà máy thép Port Talbot ở Wales.

Nhiếp ảnh gia Price cho biết: "Bằng cách cung cấp hiểu biết trực quan về ô nhiễm không khí cho cả những người không nhất thiết phải có kiến thức khoa học, phương pháp vẽ bằng ánh sáng có thể chứng minh rằng việc quản lý mức độ ô nhiễm không khí có thể tác động đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của mọi người".

1920x1080cmsv25569a2be-8388-5aa1-89e5-f1958e47db86-8481252-1727337654677845196281-1727396094526-1727396094623677327920.jpg

Đường Airport, Addis Ababa, Ethiopia - nơi PM2.5 được ghi nhận ở mức 10-20mg/m3.

Ô nhiễm không khí nguy hiểm như thế nào?

Ô nhiễm không khí được coi là một trong những mối đe dọa chính đối với môi trường và sức khỏe con người và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.

Các hạt vật chất có nhiều tác động đến sức khỏe thể chất và là nguyên nhân gây ra các bệnh như bệnh tim, đột quỵ và ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính 99% dân số toàn cầu hít phải không khí ô nhiễm, gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm.

edit-air-of-the-anthropocenehead-17273384812461405290357-17273385001571314648907-1727396095260-1727396095379570890974.jpeg

Ảnh chụp trên phố Luwum, Kampala, Uganda.

Tình hình đặc biệt khó khăn ở châu Á, nơi ô nhiễm không khí vẫn là vấn đề lớn ở các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, mặc dù đã có một số chính sách và hành động về chất lượng không khí.

Các nước châu Phi cũng đã trải qua tình trạng chất lượng không khí suy giảm đáng kể trong 5 thập kỷ qua.

Để nâng cao nhận thức về vấn đề chết người này, dự án ảnh 'Không khí của kỷ Anthropocene' đã được triển lãm tại các phòng trưng bày ở Los Angeles, Belfast và Birmingham.

Nguồn: EuroNews

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022