Mùa hè khắc nghiệt

Tháng 5/2023 được xem là nóng nhất mùa hè 2023 với 5 đợt gay gắt và đặc biệt gay gắt trên diện rộng. Riêng Bắc và Trung Bộ trải qua 16 ngày trên 35 độ, chủ yếu 38-40 độ C. Trong đó phải kể đến kỷ lục ngày 7/5, tại Tương Dương (Nghệ An) nền nhiệt lên đến 44,2 độ C, cao nhất lịch sử quan trắc ở Việt Nam, vượt qua kỷ lục cũ bốn năm trước tại Hương Khê (Hà Tĩnh) 43,4 độ C.

ho-tri-an-tro-day-17034801376961801936715-1703503777102-17035037772571866511512.jpg

Trong mua khô 2023, mực nước hồ Trị An đo được là 51m, chỉ cách mực nước chết 1m. Tác động của El Nino gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, gia tăng khô hạn. Ảnh: HÀ ANH CHIẾN.

Nắng nóng tiếp tục trong tháng 6/2023, có 21 kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận trong tháng 6, nhưng điều đáng nói tất cả đều tập trung ở Bắc Bộ. Ngày 1/6, với độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển là Sa Pa (Lào Cai) lên 29,4 độ, cao hơn kỷ lục cách đây 45 năm 1,5 độ C...

Nhìn lại mùa hè 2023 ở miền Bắc và Trung bắt đầu sớm bằng đợt nắng nóng gay gắt kéo dài ba ngày (22-24/3) với 18 kỷ lục nhiệt độ bị phá vỡ. Nền nhiệt trung bình tháng 3 tại Bắc, Trung và Trung Trung Bộ cao hơn trung bình nhiều năm 0,5-1 độ, riêng Đông Bắc Bộ cao hơn 1-1,5 độ C. Nhiệt độ cao nhất trong tháng được ghi nhận ở Kim Bôi (Hòa Bình) ngày 22/3 với 41,4 độ, vượt mốc lịch sử năm 1996 là 3,3 độ C. Cùng ngày, Cao Bằng nóng 36,7 độ C, vượt qua kỷ lục gần 60 năm trước...

anyconvcomsong-da-3-1686545449752168445752-17034978176011051273437-1703503778637-17035037788571960656092.png

Sông Đà đoạn chảy qua cầu Đồng Quang địa bàn huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) nối TP Hà Nội đã cạn trơ đáy. Ảnh: HỮU HƯNG.

Thiên tai bất thường

Đặc trưng thời tiết của những năm chịu tác động của El Nino là mưa ít, nắng nóng kỷ lục, khô hạn kéo dài. Thế nhưng năm nay, dù chịu tác động của El Nino, miền Trung lại đón mưa lớn bất thường, nhiều nơi ghi nhận kỷ lục. Đặc biệt, El Nino cũng thúc đẩy mối lo ngại thời tiết cực đoan.

Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11, miền Trung xảy ra ba đợt mưa lớn làm 14 người chết và mất tích. Trong đó đợt 13-17/11, Thừa Thiên Huế có nơi mưa hơn 800mm trong một ngày gây ngập sâu 2m ở hạ lưu sông Hương và sông Bồ. Mực lũ ở trạm Kim Long, sông Phú Ốc lớn nhất trong 10 năm qua.

d180c2ce-e90d-49c6-83a4-91cce70a07ce-170347996303863201187-1703503779671-17035037797841532790103.jpeg

3 đợt mưa lớn tại miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 làm 14 người chết, mất tích...

anh-2-1691141220441781534228-17034800193611044796019-1703503781167-17035037812331849393987.jpg

Sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) làm 3 chiến sĩ và 1 người dân bị vùi lấp...

Trong các đợt thiên tai lớn năm 2023, các địa phương đã chủ động triển khai ứng phó từ sớm, từ xa, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên những tác động ảnh hưởng của El Nino lại vô cùng lớn.

b1-1881-1698724653992943742361-0-0-403-645-crop-1698736316890810523934-1703482224980422412738-1703503783232-1703503783357754868939.jpg

3 đợt mưa lớn tại miền Trung từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 đã gây ra hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Thiệt hại 1,4 tỷ USD vì thiếu điện

Tại chương trình tọa đàm "Dấu ấn phòng chống thiên tai năm 2023", ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai (Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai) cho biết:

Trong năm 2023, nước ta đã xảy ra trên 1.100 trận thiên tai với 21/22 loại hình thiên tai. Tổng cộng, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 166 người chết và mất tích, (bằng 95% so năm 2022). So với năm ngoái, số người chết, mất tích do thiên tai có giảm, đặc biệt thiệt hại về kinh tế giảm hơn một nửa. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng (bằng 42% so với năm 2022).

10-16946153891702033642770-17034807443811254865169-1703503784222-17035037843341331681384.jpg

Mưa lớn gây lũ quét tại thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát (Lào Cai ) khiến 9 người chết VÀ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: C.TUỆ

anyconvcom25271818070226813461920x08000766ca8636c405c18f2e373d2dbb12c2cjpg-1703480137690163246707-1703503785220-1703503785337237141937.png

Ám ảnh của người dân sau trận lũ ống kinh hoàng tại Lào Cai vào tháng 9/2023. Ảnh: NGUYỄN QUỐC KHÁNH - TTXVN

Thiên tai tuy giảm nhưng những tác động gián tiếp mà biến đổi khí hậu mang đến vẫn tác động nặng nề đến nền kinh tế.

Tình trạng thiếu điện từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6/2023 do đợt nắng nóng đã gat thiệt hại rất lớn cho kinh tế Việt Nam nói chung. Ngân hàng Thế giới ước tính kinh tế Việt Nam bị thiệt hại khoảng 0,3% GDP, tương đương 1,4 tỷ USD do thiếu điện. Việc thiếu nguồn điện đã dẫn tới tình trạng cắt điện các nhà máy, các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất tại khu vực phía Bắc.

Tác động của El Nino đối với nguồn nước và nhu cầu sử dụng điện, cũng như sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào thủy điện do giá cả nhiên liệu tăng cao, cho thấy nguy cơ dễ tổn thương ngày càng lớn của khu vực đối với tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ cực đoan và tình trạng bất định gia tăng về điều kiện thủy văn cũng như rủi ro về giá thương phẩm với cú sốc về giá nhiên liệu toàn cầu.

cac-to-may-thuy-dien-son-la-5-1073-1703483925317742877590-1703503787215-1703503787331101817728.jpg

Thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, lượng mưa ít hơn mọi năm khiến cho mực nước ở hồ thủy điện Sơn La xuống thấp. Mùa hè 2023 là lần đầu tiên nhà máy thủy điện Sơn La phải vận hành đến mực nước chết kể từ khi đưa vào vận hành.

Khủng hoảng khí hậu trên toàn thế giới

Trong khoảng 240 sự kiện liên quan đến khí hậu được quan sát vào năm 2023, cơ sở dữ liệu thảm họa quốc tế EM-DAT ghi nhận số người chết vì lở đất tăng 60%, số người chết vì cháy rừng tăng 278% và số người chết do bão tăng 340% trong khoảng thời gian từ năm 2022 và năm 2023, phần lớn là do số người chết nặng nề ở Libya do lũ lụt do Bão Daniel gây ra vào tháng 9. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu.

Đặc biệt, năm 2023 là năm mà El Nino xuất hiện càng làm cho "khủng hoảng khí hậu" trở nên tồi tệ hơn. Theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của EU, tháng 10/2023 đã phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ tháng 10 trước đó, được thiết lập vào năm 2019, với mức chênh lệch lên đến 0.4 độ.

untitled-3-17034785068461477054102-1703503789227-1703503789294377216588.png

Cháy rừng quét qua khu vực Gennadi ở Rhodes, Đông Nam Hy Lạp, tháng 7/2023. Ngoài sự gia tăng nhiệt độ không thể ngăn cản do khí thải nhà kính gây ra, El Nino đang quay trở lại, thúc đẩy mối lo ngại thời tiết cực đoan. (Ảnh: AP)

Ngoài ra, xét theo việc nhiệt độ tháng 10 năm nay cũng đã phá vỡ kỷ lục trước đó vào năm 2016 - cả 2 năm đều xảy ra hiện tượng El Nino. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra ở những tháng kế tiếp, năm 2023 nhiều khả năng sẽ trở thành năm nóng nhất trong suốt 125.000 năm.

Nắng nóng là hệ quả của việc khí nhà kính liên tục được thải ra từ các hoạt động của con người, kết hợp với sự xuất hiện của hiện tượng thời tiết El Nino trong năm nay, làm ấm vùng nước bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương.

El Nino không chỉ gây ra những đợt sóng nhiệt liên tiếp ở Châu Âu và Châu Phi mà còn gây ra tình trạng mưa bão thất thường tại châu Á.

Tháng 7/2023, cơn bão Doksuri đã hoành hành bờ biển Đông Á trong 1 tuần trong đó Trung Quốc và Philipines chịu thiệt hại nặng nề vì sức gió và lượng mưa lớn, gây ra các tổn thất về đường sá và các công trình xây dựng. Tổng thiệt hại được ước tính lên tới 15 triệu USD.

28-bao-17034786744801473825805-1703503790194-1703503790291851951295.jpg

Siêu bão Doksuri gây ra mưa lớn và lũ lụt ở Bontoc, Luzon, Philippines. Ảnh: AFP

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022