Nếu không điều trị từ sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Trong số đó, súc họng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa viêm họng hiệu quả.

Nguyên nhân và biến chứng của viêm họng giao mùa

Các loại virus (cúm, sởi,...) hoặc vi khuẩn (liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,...) thường là tác nhân chính gây ra viêm họng. Chúng ta có thể gặp các triệu chứng viêm họng quanh năm, nhưng giai đoạn chuyển mùa cuối năm với thời tiết thất thường lại chính là thời điểm khiến chúng ta dễ mắc bệnh nhất.

Một trong các triệu chứng phổ biến nhất của viêm họng là đau rát họng, ho và khàn giọng. Bên cạnh đó, viêm họng còn gây ngứa họng, sốt, đau khi nuốt và khiến cơ thể mệt mỏi…

Thêm vào đó, mũi họng vẫn luôn là đường tấn công "ưa thích" của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh vì có đường tiếp xúc với bên ngoài, mà mũi và họng lại thông với nhau, thế nên nhiễm bệnh ở khu vực này cũng sẽ dễ lan thành bệnh ở khu vực còn lại.

photo-1-1668592096999280721985-1668610763787-16686107639991865144082.png

Giai đoạn chuyển mùa chính là thời điểm khiến chúng ta dễ mắc viêm họng nhất

Viêm họng giao mùa thường là viêm họng cấp và sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể diễn tiến phức tạp hơn và gây nên những biến chứng nghiêm trọng như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm gan, viêm cơ, viêm tấy quanh amidan, áp xe thành họng…

Có thể thấy, viêm họng ở cấp độ nhẹ gây nên nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày; còn ở cấp độ nặng, bệnh có thể làm suy giảm sức khỏe và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác. Vậy nên, việc chủ động phòng ngừa và điều trị là luôn cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giúp bệnh khỏi nhanh hơn.

Và một trong những biện pháp đơn giản, hữu hiệu mà các chuyên gia y tế thường xuyên  nhắc đến chính là súc họng.

Vì sao súc họng lại quan trọng?

Trung bình khu vực miệng họng của một người chứa đến gần 50 tỉ vi khuẩn. Các vi khuẩn này tuy vô hại nhưng trong những hoàn cảnh thích hợp như khi giao mùa, hệ miễn dịch suy giảm, chúng có thể xâm nhập vào sâu trong họng và trở thành nguyên nhân gây bệnh.

Khi họng bắt đầu đau, nhiều người trong chúng ta sẽ có thói quen súc miệng để cải thiện. Tuy nhiên, việc súc miệng chỉ tiếp xúc được khu vực răng nướu và trong khoang miệng chứ chưa đi sâu vào nơi các tác gây bệnh trú ngụ. Đặc biệt, hiệu quả sát khuẩn cũng không cao nếu không sử dụng các sản phẩm súc họng chuyên dụng. Đó là lý do bệnh cứ dai dẳng lâu khỏi dù chúng ta chăm chỉ súc miệng hằng ngày.

Thay vào đó, việc súc và khò họng giúp tiêu diệt các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm gây viêm họng… tại sâu trong họng. Nếu kết hợp sử dụng kèm với các sản phẩm súc họng chuyên dụng thì không chỉ giúp sát khuẩn hoàn toàn mà còn có khả năng lưu lại để tiếp tục bảo vệ khoang họng trước những tác nhân vừa xâm nhập vào cơ thể, ngăn ngừa, giảm nhanh các triệu chứng, và giúp bệnh mau khỏi.

Súc họng như thế nào cho đúng?

Hiện tại, nước súc miệng họng có thể chia làm 2 loại: sản phẩm súc họng chuyên dụng và sản phẩm súc miệng thông thường:

Súc miệng thông thường: Chứa các thành phần giúp làm sạch răng miệng, giúp kiểm soát mùi hơi thở, tạo cảm giác the mát, không có công dụng về điều trị.

Súc họng chuyên dụng: chứa thành phần sát khuẩn, giúp vệ sinh hầu họng, điều trị viêm miệng họng và làm dịu triệu chứng đau rát họng, ho, khàn giọng. 

Trong các hoạt chất súc họng, Chlorhexidine được xem là "tiêu chuẩn vàng" và là lựa chọn được nhiều bác sĩ chuyên khoa tin với khả năng sát khuẩn cao, tức thì trong vòng 30 giây sau khi tiếp xúc, lưu lại bảo vệ khoang miệng lên đến 12 giờ và tính an toàn cao, sử dụng được cho phụ nữ mang thai.

Theo hướng dẫn từ các chuyên gia, việc súc họng đúng cách bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đánh răng và súc miệng kỹ với nước.

Bước 2: Lấy một lượng nước súc họng khoảng 10ml. Với trẻ em có thể pha loãng với nước sạch tỉ lệ 1:1.

Bước 3: Ngậm dung dịch và súc đều khoang miệng, ngửa cổ khò họng một lúc rồi ngậm nghỉ trong giây lát.

Bước 4: Lặp lại bước 3 trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ dung dịch.

Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên súc họng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối ngay khi viêm họng hoặc có dấu hiệu chớm bệnh.

photo-1-16685920993521421938830-1668610765324-1668610765395955310614.png

Nên súc họng 2 lần/ngày vào buổi sáng - tối ngay khi viêm họng hoặc có dấu hiệu chớm bệnh, để đạt hiệu quả tối ưu nhất

Ngăn ngừa viêm họng giao mùa với súc miệng họng sát khuẩn Medoral

Chứa thành phần Chlorhexidine với tỷ lệ tối ưu 0,2%, Medoral sẽ là lựa chọn đáng tin cậy cho tình trạng viêm hầu họng nói chung, cũng như viêm họng giao mùa nói riêng nhờ khả năng:

Hỗ trợ điều trị & phòng ngừa hiệu quả viêm nhiễm khuẩn họng – miệng

Làm dịu nhanh các triệu chứng đau rát họng, ho, khàn giọng, đau khi nuốt…

Sát khuẩn tức thì, duy trì hiệu quả bảo vệ trong khoang miệng 12 tiếng.

Không chỉ thế, với nguyên liệu Châu Âu 100% từ nhà sản xuất Đức, Súc miệng họng sát khuẩn Medoral còn là sản phẩm được Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam khuyên dùng.

Chỉ với một bước súc họng đơn giản, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn, phòng ngừa bệnh viêm họng cho chính bản thân và gia đình thân yêu, đặc biệt trong thời tiết giao mùa. Hãy cùng cả nhà tạo thói quen súc họng ngay khi chớm bệnh từ hôm nay.

photo-2-16685920987881793560104-1668610766483-1668610766552855940381.png

Hãy cùng Medoral tạo thói quen súc họng ngay khi chớm bệnh

*Lưu ý: Không sử dụng Medoral cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.

Súc miệng họng sát khuẩn Medoral – sản phẩm được Hội Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam khuyên dùng.

Với thành phần Chlorhexidine 0,2%, Medoral giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả viêm nhiễm khuẩn họng – miệng nhờ khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, tức thì và duy trì bảo vệ lên đến 12 tiếng. Từ đó, bảo vệ cả gia đình khỏi viêm họng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022