Cuộc khủng hoảng giá trứng ở Mỹ đã giúp một số gia đình trả lời được câu hỏi then chốt trong triết học (Con gà hay quả trứng có trước?). Với những gia đình này, chắc chắn đáp án là con gà.

Giật mình bởi giá trứng tăng đột biến những tháng gần đây, một số người tiêu dùng đang thực hiện các bước để đảm bảo nguồn cung trong tương lai của chính họ. Nhu cầu về gà con - vốn đã tăng vọt khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 - lại tăng nhanh khi mùa bán hàng năm 2023 bắt đầu, khiến các trại giống phải chật vật để đáp ứng.

Ginger Stevenson, Giám đốc tiếp thị của Murray McMurray Hatchery ở Iowa, cho biết: "Mọi người đều muốn có gà đẻ tốt". Nguồn cung cao đến mức công ty của cô đang thiếu một số giống gà đẻ tốt.

00dc-inflationchickens2-01-hkvt-superjumbo-1675410699359899118251-1675427533426-16754275337011227244676.jpg

Trường hợp của trại giống trên không phải là duy nhất. Các trại sản xuất giống trên khắp đất nước đang báo cáo rằng nhu cầu trong năm nay mạnh mẽ một cách đáng ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng giá hàng tạp hóa tăng đột biến và đặc biệt là lạm phát chóng mặt đối với trứng là lý do. Giá mặt hàng này ở Mỹ đã tăng gấp đôi chỉ trong năm 2022.

Những tìm kiếm trên Google về chủ đề "nuôi gà" đã tăng đáng kể so với một năm trước. Sự thay đổi này phản ánh một hiện tượng rộng hơn: Một bộ phận nhỏ nhưng đang phát triển nhanh chóng của dân số Mỹ bắt đầu quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi thực phẩm tại nhà, một xu hướng đã xuất hiện trước đại dịch và được tiếp thêm sức mạnh bởi sự thiếu hụt mà nó thúc đẩy.

Stevenson ghi nhận vào một buổi chiều tháng 1/2023, có tới 242 người gọi đến trại giống ngồi chờ mua gà con và phụ kiện chăn nuôi.

Vì đâu giá trứng ở Mỹ tăng nhanh chóng mặt?

Theo Forbes, ở đa số các thành phố tại Mỹ, giá một tá trứng đã tăng gấp đôi so với năm qua. Trứng vốn là nguồn protein bổ dưỡng và vốn dĩ khá rẻ, nên điều này đang tác động tiêu cực đến người dân.

Nếu hỏi phần lớn các nhà sản xuất trứng lớn, thì câu trả lời được đưa ra nhiều nhất là bệnh cúm gia cầm hoặc cúm gia cầm gây bệnh cao (HPAI).

Cúm gia cầm gây tử vong cho những cá thể mắc bệnh nhưng yếu tố lây bệnh còn đau đầu hơn. Để cách ly nguồn bệnh sau khi các ca bệnh được xác nhận, thật đáng buồn là nông dân thường phải giết những đàn bị ảnh hưởng để loại bỏ virus đúng cách. 

Và trong năm qua, virus đã lây lan sang 47 tiểu bang của Hoa Kỳ, lây nhiễm cho hơn 58 triệu con gia cầm - khoảng 1/4 trong số đó là ở Iowa, tiểu bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

00dc-inflationchickens1-superjumbo-1675410721677388732625-1675427537227-1675427537299206100585.jpg

Nhưng bức tranh không chỉ có thế. Trong một bức thư ngỏ gần đây gửi tới Ủy ban Thương mại Liên bang, tổ chức phi lợi nhuận Farm Action cáo buộc rằng các nhà sản xuất trứng lớn mạnh ở Mỹ đang sử dụng dịch cúm gia cầm như một cái cớ để tham gia "tăng giá quá đáng, điều phối giá và các hành vi không công bằng, thiếu trung thực khác".

  • avatar1666683154205-16666831548931500313049.jpeg

    Giá cả tại Nhật tăng chóng mặt, người dân tìm tới 3-4 cửa hàng chỉ để mua mì ly rẻ, nỗi lo mùa đông ngày càng tới gần

Một trong những nhà sản xuất trứng lớn nhất Mỹ là Cal-Maine Foods, kiểm soát khoảng 20% thị trường trứng thông qua các thương hiệu như Eggland's Best và Land O'Lakes. Lợi nhuận gộp của họ, Farm Action lưu ý, đã tăng hơn 600% so với năm trước. Trong khi đó, ngay cả khi dịch cúm gia cầm bùng phát vào năm 2020, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế của USDA đã lưu ý rằng việc tăng giá trứng "lớn hơn nhiều so với mức giảm sản lượng" do cúm gia cầm gây ra.

Điều đáng chú ý là ngành công nghiệp trứng ở Hoa Kỳ không thực sự phân bổ đều. Theo Forbes, 10 nhà sản xuất trứng hàng đầu kiểm soát khoảng một nửa số trứng của đất nước. Để so sánh, trong ngành thịt lợn, 4 công ty hàng đầu chiếm khoảng 70% thị trường. Đối với thịt bò, 80% thị trường được kiểm soát bởi 4 công ty hàng đầu.

Theo báo cáo của Viện Thị trường Mở, sự bất đồng đều trong ngành công nghiệp trứng đang dẫn đến các lỗ hổng nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng và thậm chí gây tổn hại cho các loài gia cầm. Như với bất kỳ bệnh gây bệnh nào, dù là Covid-19 hay cúm gia cầm, các bệnh nhiễm trùng lây lan nhanh hơn nhiều trong điều kiện đông đúc - đặc biệt ở các trang trại gia cầm công nghiệp hóa và tập trung cao độ.

Cúm gia cầm là có thật nhưng kể cả thế, giá trứng vẫn đang tăng quá mức. Đây là lần đầu tiên từ những năm 1980 mà nước Mỹ trải qua tình trạng lạm phát chóng mặt như vậy. Câu chuyện con gà và quả trứng chỉ là triệu chứng bên ngoài của tâm lý đối phó với lạm phát nhưng sẽ còn tạo tác động sâu sắc tới xã hội, ngay cả khi giá cả tăng chậm lại.

Giá của nhiều loại sản phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây do nhu cầu hàng hóa tăng cao bất thường - được thúc đẩy bởi những thay đổi trong lối sống do đại dịch và khoản tiết kiệm tích lũy được từ các gói kích cầu, chưa kể việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu và biến động địa chính trị.

Lạm phát hàng tạp hóa đặc biệt gay gắt khi nguồn cung ngũ cốc giảm và chi phí nhiên liệu, phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng vọt. 

Những nỗi lo với phong trào tự nuôi gà tại nhà

Bất chấp việc Mandy Croft, một quản trị viên hội nhóm nuôi gà trên Facebook, cảnh báo rằng tiền đầu tư nuôi gà (có thể lên tới hàng trăm nghìn USD) cũng không giúp mọi người tiết kiệm được, vẫn có rất nhiều người hứng thú với hướng đi này. Theo cô, mỗi ngày nhóm có tới hàng trăm yêu cầu gia nhập mới.

Giá trứng đã bắt đầu giảm: Bộ Nông nghiệp cho biết trong tuần này rằng giá trung bình của một hộp trứng lớn chỉ dưới 3,40 đô la, giảm từ hơn 5,00 đô la vào đầu năm.

960x0-1675410817709315795434-1675427539956-16754275400411423564948.jpg

Đặt bài toán kinh tế sang một bên, có lo ngại rằng số gà được nuôi theo phong trào sẽ bị bỏ rơi.

Nhưng con số đó vẫn cao gấp đôi giá một hộp trứng vào thời điểm này năm ngoái và có thể mất vài tháng để giá trở lại mức bình ổn hơn. Các trang trại thương mại cần thời gian để gây dựng lại đàn gà đẻ trứng sau dịch. Đó là chưa kể sự thiếu hụt lực lượng lao động, như một chủ lồng ấp trứng ở Missouri chia sẻ. Mặc dù số lượng người thất nghiệp cũng đang tăng cao, nhưng cân đối tài chính chưa cho phép họ tuyển thêm và tạo gánh nặng lên chi phí sản xuất.

Thậm chí còn một khó khăn nữa: Lễ Phục sinh đang đến gần và càng đẩy nhu cầu tăng cao.

Trước khó khăn của những cơ sở sản xuất trứng lớn và công nghiệp hóa, phong trào nuôi gà tại nhà để "tự cung tự cấp" có thể là một hướng đi lý thú với nhiều người. Tuy nhiên, Chicago Roo Crew, nơi nhận chăm sóc những con gà mái và gà trống bị bỏ rơi, lo ngại rằng việc mua gà con tăng đột biến hiện nay có thể khiến mọi người vứt bỏ những con gà trưởng thành sau này, một khi kết quả không được như mong đợi.

Julia Magnus, người đồng sáng lập của nhóm, cho biết hiện họ đang vô cùng lo lắng về điều này. Số lượng "gà bị bỏ rơi" đã tăng đột biến sau khi được mua vào giai đoạn đầu của đại dịch và nhóm "vẫn đang giải quyết hậu quả".

banner-16754285481951475557024.jpg

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022