Chế độ ăn kiềm hóa hoạt động thế nào?

Một đánh giá năm 2012 được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Môi trường cho thấy, chế độ ăn kiềm hóa đem lại sự cân bằng pH cho cơ thể có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiều bệnh mãn tính và bệnh tật (chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp, thiếu vitamin D và mật độ xương thấp...).

Chế độ ăn kiềm hóa chủ yếu dựa trên thực phẩm thực vật, ví dụ như rau quả tươi, trái cây và các nguồn protein từ thực vật chưa qua chế biến.
draxealkalinedietheader-1672902682003194846665.jpg

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng bao gồm thực phẩm có tính kiềm cao dẫn đến độ pH trong nước tiểu có tính kiềm hơn, từ đó giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh và cân bằng mức khoáng chất thiết yếu. Với phụ nữ nhịn ăn gián đoạn và/hoặc tuân theo chế độ ăn keto, điều này càng quan trọng vì nồng độ hormone có thể bị thay đổi.

Chế độ ăn giàu kiềm chỉ có thể làm thay đổi lượng pH của nước tiểu và nước bọt trong cơ thể. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng chế độ ăn giàu kiềm có thể làm tăng pH trong máu.

Chế độ ăn kiềm đã được chứng minh là giúp:

- Ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong mạch máu

- Ngăn canxi tích tụ trong nước tiểu

- Ngăn ngừa sỏi thận

- Xây dựng xương chắc khỏe hơn...

"Độ pH" nghĩa là gì?

Cái mà chúng ta gọi là pH là viết tắt của tiềm năng của hydro. Đó là thước đo độ axit hoặc độ kiềm của chất lỏng và mô của cơ thể.

alkaline-diet-la-gi-bat-mi-thuc-don-an-kieng-alkaline-dung-chuan-202109281458189618-16729027809131246687648.jpg
Độ pH được đo trên thang điểm từ 0 đến 14. Dung dịch càng có tính axit thì độ pH của nó càng thấp. Càng nhiều kiềm, số càng cao. Độ pH khoảng 7 được coi là trung tính.

Độ pH của bạn được xác định một phần bởi mật độ khoáng chất của thực phẩm bạn ăn. Tất cả các sinh vật sống trên Trái đất phụ thuộc vào việc duy trì mức độ pH thích hợp và nếu cơ thể có độ pH cân bằng, con người sẽ ít gặp bệnh tật.

Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn kiềm hóa

Thực phẩm kiềm cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa nhanh chóng, duy trì chức năng của các cơ quan và tế bào. Chế độ ăn giàu kiềm giúp giảm chất béo và thịt trong khẩu phần, khuyến khích ăn nhiều trái cây và rau quả. Điều này cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm bệnh tăng tuổi thọ:

1bd9e085c-e194-413f-a48b-ae3116edc4142048x2048-16729029297142088963822.jpg

1. Bảo vệ mật độ xương và khối lượng cơ bắp

Lượng khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì cấu trúc xương. Nghiên cứu của các tác giả tại Đại học Columbia (Hoa Kỳ) cho thấy rằng ăn trái cây và rau quả kiềm hóa sẽ bảo vệ sức khỏe của xương và cơ bắp tốt hơn khi già đi.

Một chế độ ăn uống kiềm hóa có thể hỗ trợ sức khỏe của xương bằng cách cân bằng tỷ lệ khoáng chất quan trọng để xây dựng xương và duy trì khối lượng cơ nạc, bao gồm canxi, magiê, phốt phát.

Chế độ ăn uống cũng có thể giúp cải thiện sản xuất hormone tăng trưởng và hấp thụ vitamin D, nhờ đó giúp bảo vệ xương tốt hơn và giảm thiểu nhiều bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ chế độ ăn kiềm hóa giúp giảm tình trạng loãng xương.

2. Giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ

Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu tên là "Growth hormone, inflammation and aging" (Hormone tăng trưởng, viêm và lão hóa) đăng trên Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ (Ncbi). Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiềm hóa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng ngừa các bệnh mãn tính phổ biến như cholesterol cao, tăng huyết áp, sỏi thận, đột quỵ và thậm chí mất trí nhớ.

che-do-an-kiem-hoa-16729029834731909087213.jpg

3. Giảm đau mãn tính và viêm

Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn kiềm và giảm mức độ đau mãn tính. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Khoáng sản và Các nguyên tố Vi lượng ở Đức cho thấy rằng: Ở những bệnh nhân bị đau lưng mãn tính được bổ sung kiềm hàng ngày trong 4 tuần, 76/82 bệnh nhân đã giảm đau đáng kể.

4. Tăng cường hấp thụ vitamin

Magiê cần thiết cho chức năng của hàng trăm hệ thống enzyme và các quá trình cơ thể. Nhiều người bị thiếu magiê và kết quả là trải qua các biến chứng tim, đau cơ, đau đầu, khó ngủ và lo lắng.

Magiê cũng kích hoạt và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin D. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch và nội tiết.

header-11024x1024-1672903038072703922157.jpg

5. Cải thiện chức năng miễn dịch và có thể ngừa ung thư

Một chế độ ăn uống kiềm có thể giúp ngăn ngừa ung thư không? Trong khi chủ đề này đang gây tranh cãi và vẫn chưa được chứng minh thì nghiên cứu được công bố trên Tạp chí British Journal of Radiology đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tế bào ung thư có nhiều khả năng bị chết đi trong cơ thể có môi trường kiềm.

Phòng chống ung thư được cho là có liên quan đến sự thay đổi độ kiềm trong pH do sự thay đổi điện tích và giải phóng các thành phần cơ bản của protein. Cũng theo nghiên cứu này, chế độ ăn kiềm đã được chứng minh là có lợi hơn cho những bệnh nhân phải hóa trị liệu.

6. Có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý

Mặc dù chế độ ăn này không tập trung vào việc giảm mỡ, nhưng tuân theo kế hoạch bữa ăn theo chế độ ăn kiềm hóa cũng có thể giúp bạn tránh được béo phì.

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tạo axit và ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm có thể giúp giảm cân dễ dàng hơn do khả năng giảm nồng độ leptin và viêm của chế độ ăn này. Điều này ảnh hưởng đến cả cơn đói và khả năng đốt cháy chất béo của bạn.

Nếu giảm cân là một trong những mục tiêu chính của bạn, thì một trong những cách tiếp cận tốt nhất để thử là chế độ ăn kiềm keto, ít carbs và nhiều chất béo lành mạnh.

Một số thực phẩm có tính kiềm

Thực phẩm có tính kiềm, giúp giảm bớt tính axit và cân bằng nồng độ axit trong cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm có tính kiềm nên có trong bữa ăn hằng ngày.

- Đậu nành

- Khoai lang

- Nấm

- Gạo lứt

- Súp lơ

Lưu ý gì khi áp dụng chế độ ăn giàu kiềm?

Chế độ ăn giàu kiềm có thể thúc đẩy mọi người ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người muốn thử một chế độ ăn này nên đảm bảo rằng họ ăn đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Những người có tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc có tiền sử về các vấn đề dinh dưỡng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử chế độ ăn kiêng này.

T/h: Draxe, Ncbi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022