Ở ngưỡng tuổi 20, bạn bắt đầu bước vào lực lượng lao động. Mức lương của bạn thường ở mức trung bình hoặc thấp. Lúc này bạn còn đang có cảm giác được độc lập về tài chính lần đầu tiên trong đời. Bản năng của hầu hết mọi người là tiêu tiền lương trong vài năm đầu tiên vào mọi thứ và đi du lịch. Bởi cảm giác đó thực sự là tuyệt vời.

Rất có khả năng số tiền bạn tiết kiệm được trong năm đầu tiên đi làm sẽ chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền bạn có thể tiết kiệm được ở độ tuổi 30. Nhưng những thói quen tiết kiệm sớm sẽ giúp bạn vững vàng khi già đi và thu nhập của bạn tăng lên. Quan trọng nhất, đừng đánh giá thấp sức mạnh của lãi kép, tiết kiệm càng sớm càng có lợi.

Do đó, bắt đầu tiết kiệm từ độ tuổi 20 là hợp lý. Dưới đây là một số quy tắc cơ bản để bạn bắt đầu.

1. Cố gắng tiết kiệm từ 10-20% tiền lương

investment-apps-jc-210114-16717927352381913154094-1672365174578-16723651755171869576855-1672878318221-16728783186221176479048.jpg

Khi bạn tính toán các chi phí của mình, hãy giả sử chỉ có 80-90% tiền lương. Gần đây nhất, bạn vẫn là một sinh viên nên việc chi tiêu tiết kiệm, dè sẻn cũng không phải quá khó. Cách tốt nhất để đảm bảo bạn tiết kiệm và đầu tư đủ là chuẩn bị trước các khoản đầu tư của mình như lên lịch cho kế hoạch đầu tư có hệ thống vào đầu tháng, đầu tư vào quỹ tiết kiệm...

2. Nếu bạn không đầu tư, bạn sẽ mất tiền vì vật giá ngày một leo thang

Điều quan trọng nhất là không để tiền trong tài khoản tiết kiệm. Ngoài những gì bạn cần chi tiêu ngay lập tức, hãy bắt đầu đầu tư phần còn lại của số tiền. Ý tưởng rằng tiền nằm trong tài khoản tiết kiệm là "an toàn" không quá đúng trong thời điểm hiện tại. Bởi lẽ vật giá cứ ngày một leo thang, mà tiền lãi suất của ngân hàng lại không quá cao.

3. Không nên quá áp lực khi phạm sai lầm tài chính

190404millennial-financefeatured-image-1671792891064229099717-1672365177073-16723651771561814285970-1672878324803-16728783248891414107226.png

Bạn sẽ phạm sai lầm trong việc tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu. Bạn có thể đầu tư vào thứ gì đó bởi vì những người khác đang làm nó, chi tiêu nhiều hơn bạn dự định hoặc bạn lười biếng và không bắt đầu tiết kiệm. Không sao đâu.

Điều quan trọng là bạn học hỏi từ những sai lầm đó và sửa chữa. Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn hoặc quá sớm để bắt đầu tiết kiệm và đầu tư. Giống như câu ngạn ngữ Trung Quốc đã nói: "Thời điểm tốt nhất để trồng cây là ngày hôm nay".

4. Sử dụng mục tiêu để tiết kiệm

Bạn muốn có một chuyến nghỉ ngơi vào châu Âu trong năm tới? Có thể mua iPhone dòng mới ra tiếp theo? Lập một quỹ riêng cho những chi phí lớn này. Sử dụng các mục tiêu lớn để trì hoãn sự hài lòng là một cách tuyệt vời để xây dựng thói quen tiết kiệm.

5. Tự giáo dục bản thân

eling-gen-z-wants-to-save-for-emergency-retirement-funds-1625723268-1671792918776158846276-1672365178615-16723651787181391769895-1672878329625-16728783297152005136430.jpg

Nếu ở trường bạn chưa được học về cách quản lý tài chính cá nhân thì hãy tự mình tìm hiểu. Đọc một vài cuốn sách về cách hoạt động của tài chính, thị trường chứng khoán và phân bổ tài sản. Khoản đầu tư vào giáo dục này sẽ cung cấp cho bạn những nguyên tắc đúng đắn để bắt đầu hành trình tiết kiệm và đầu tư của mình.

6. Tối đa quỹ tiết kiệm

Sử dụng tối đa quỹ tiết kiệm của bạn, mua bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. Hãy nhớ rằng việc tiết kiệm đôi khi sẽ khiến cuộc sống của bạn nhàm chán. Nó giống như chăm sóc sức khỏe, bạn cần phải làm việc với nó mỗi ngày.

Do đó, khi bạn bắt đầu sự nghiệp và hành trình tài chính cá nhân hãy xây dựng những thói quen tốt ngay từ đầu, càng sớm càng tốt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022