Giới trẻ ngày nay cực kỳ thích ăn đồ ngọt, nhất là kem và trà sữa. Mỗi ngày họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để thưởng thức những món ăn đắt đỏ miễn sao thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt.

Tuy nhiên theo bác sĩ Li Guolie (làm việc tại Bệnh viện Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): Ông không bao giờ đụng vào đồ chứa nhiều đường bởi theo ông nó còn gây hại hơn cả thuốc lá. Bác sĩ cho hay, đồ ngọt có thể gây xơ cứng động mạch do có hàm lượng đường cao. Đồ ngọt cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, gây tổn thương đến thị lực. Khi bạn tiêu thụ đường với số lượng lớn, gan có thể bị tổn thương cũng như khi bạn uống nhiều rượu vậy. Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ gây nhiều áp lực cho gan, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ.

photo-1675428526211-1675428526367998522805.jpeg

Có lẽ sự nghiêm khắc trong chế độ ăn uống là lý do giúp cho bác sĩ Li Guolie ở tuổi 87 vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Ở độ tuổi này, dù không cần thiết nhưng bác sĩ Li vẫn đến bệnh viện mỗi ngày. Nhưng thay vì đi xe buýt và dùng thang máy, ông thường chọn cách đi bộ và leo cầu thang để rèn luyện sức khỏe.

Ngoài việc hạn chế ăn đồ ngọt, bác sĩ Li Guolie còn đưa ra một vài lời khuyên rất có ích cho sức khỏe như sau:

- Nên ăn nhạt, cần hạn chế dầu, muối.

- Giảm thịt, tăng rau xanh trong bữa ăn.

- Ngoài chế độ ăn thông thường cần phải kết hợp cùng việc ăn chay.

Những món hoá ra lại chứa nhiều đường và bạn nên tránh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên tiêu thụ 25g đường mỗi ngày. Thực tế không chỉ bánh kẹo, kem, trà sữa mới nhiều đường... có rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có chứa lượng đường rất lớn mà bạn không hề hay biết. Cụ thể là:

1. Sốt ướp BBQ

Số BBQ là loại sốt nhiều người yêu thích, thế nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết chỉ 2 muỗng sốt BBQ đã chứa 14 gram đường. Trên thực tế, có tới 40% trọng lượng của sốt BBQ có thể là đường nguyên chất. Chính vì thế, khi chọn mua sốt BBQ, bạn nên kiểm tra nhãn và chọn nước sốt có lượng đường ít.

photo-1675428753375-1675428753600202133287.jpeg

2. Ngũ cốc ăn sáng

Ngũ cốc ăn sáng là một thực phẩm ăn sáng phổ biến, nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, ngũ cốc chúng ta chọn có thể ảnh hưởng lớn đến mức tiêu thụ đường, đặc biệt nếu chúng ta sử dụng chúng mỗi ngày. Một số ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là những loại bán cho trẻ em, có rất nhiều đường. Chúng chứa tới 12 gram đường trong một khẩu phần nhỏ 30 gram.

3. Hoa quả sấy

Các loại trái cây sấy khô đều được gọt vỏ, loại bỏ hết dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin C… và được bảo quản trong siro đường. Vì vậy, việc lựa chọn tiêu thụ trái cây tươi vẫn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn so với hoa quả sấy. Nếu bạn vẫn muốn dùng trái cây sấy khô, hãy cân nhắc tìm mua trái cây có hàm lượng đường thấp để giảm bớt hấp thụ đường vào cơ thể.

photo-1675429813993-167542981434886382090.jpeg

4. Nước ép trái cây đóng sẵn

Không có gì tốt hơn việc ăn hoa quả tươi. Ngược lại, tiêu thụ các loại nước ép trái cây đóng sẵn trong chai thường có ít chất xơ, khoáng chất và vitamin hơn. Hơn nữa, chúng còn có thể bị thêm đường, hương liệu và phẩm màu trong quá trình sản xuất. Một nghiên cứu về nước trái cây và đồ uống cho thấy hơn 40% sản phẩm chứa 19g đường. Nước ngọt có đường hoặc nước ép trái cây chứa 150 calo, phần lớn đến từ đường bổ sung.

Uống nước ép trái cây đóng gói và soda gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường, rối loạn tim mạch... Tốt nhất bạn nên tự làm nước ép trái cây tại nhà.

5. Nước sốt salad

Nước sốt salad đóng gói là một lựa chọn tiện lợi nếu bạn có một cuộc sống bận rộn. Nhưng nếu lạm dụng chúng, có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều đường hơn bình thường.

photo-1675429883774-1675429883911679811068.jpeg

Trung bình hai thìa nước sốt salad đóng chai chứa 5 gam đường bổ sung. Ngoài ra, nó còn chứa các chất phụ gia và chất điều vị khác. Thay vào đó, bạn nên tự làm nước sốt salad bằng cách trộn dầu ô liu; muối; rau thơm; mật ong; nước cốt tranh. Thậm chí có thể dùng nước ép trái cây tươi để trộn salad.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022