Mỡ nội tạng là chất béo bao bọc xung quanh các cơ quan vùng bụng sâu bên trong cơ thể, khó xác định bằng mắt thường. Quá nhiều mỡ nội tạng không chỉ làm vùng bụng phình to, ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu... Nếu không có dụng cụ đo chuyên dụng, bạn có thể xác định tình trạng tích mỡ nội tạng bằng bảng kích thước vòng eo. Nữ giới vượt quá 80 cm, nam giới vượt quá 90 cm cho thấy mỡ tích tụ ở bụng hơi dày. Người có dáng quả lê, quả táo cũng có xu hướng tích nhiều mỡ nội tạng ở vùng bụng. Dưới đây là hai quy tắc cơ bản trong ăn uống có thể cải thiện tình trạng mỡ nội tạng hiệu quả.

burning-belly-fat-fact-and-fic-5444-9434-1730785174.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RvDmr4p9Dk_exE2munxhHw

Mỡ nội tạng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe.

1. Tăng cường chất xơ

Lượng chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày nên đảm bảo từ khoảng 25 - 30 gram. Chất xơ giúp giảm tốc độ hấp thụ chất béo của cơ thể, sau đó thúc đẩy việc đào thải ra bên ngoài, nhờ đó giảm việc hấp thụ, tích tụ chất béo. Chất xơ góp phần lấy đi chất béo và cholesterol xấu trong mạch máu thông qua quá trình lưu thông, nhờ đó giảm mỡ và giảm cholesterol. Chất xơ có nhiều trong những loại thực phẩm sau:

- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, quinoa, khoai lang, ngô... không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa tinh bột nên tạo cảm giác no, có thể ăn thay cơm.

- Rau xanh: các loại rau lá phổ biến như bắp cải, rau chân vịt, rau muống, rau ngót, súp lơ...

iStock-1205333451-e16787756708-2771-9094-1730785175.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0iWwset8ggwiTO97ODNO6A

Bữa tối giàu chất xơ, đủ lượng đạm hỗ trợ việc đốt mỡ, cải thiện vóc dáng hiệu quả.

- Trái cây: táo, kiwi, lê, chuối... cũng giàu chất xơ. Khi ăn vào buổi tối nên chọn loại có chỉ số GI thấp để hạn chế dao động đường huyết.

- Các loại hạt đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu nành... không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa protein thực vật tốt cho cơ thể.

- Hạt chia: thêm hạt chia vào nước uống cũng giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể, cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

2. Kiểm soát lượng đường

Tinh bột, đường ngọt là thủ phạm chính làm lượng đường trong máu tăng cao, kéo theo nguy cơ tích trữ chất béo, đặc biệt ở vùng bụng. Ngoài lượng đường có trong tinh bột tinh chế như cơm, bánh mì... các món bánh tráng miệng, thức uống chứa nhiều đường như nước ngọt, soda, trà sữa cũng gây tăng lượng chất béo, hình thành mỡ nội tạng, kéo theo tình trạng gan nhiễm mỡ. Tiêu thụ những món này vào buổi tối cũng làm gia tăng nguy cơ tích mỡ dưới da do cơ thể không có đủ thời gian tiêu hóa, chuyển hóa năng lượng trước giờ ngủ.

Eating-too-much-sugar-768x513-2944-9564-1730785175.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=As8EGmK3Jy7ghphhd8hINA

Giảm tần suất tiêu thụ đồ ngọt giúp cải thiện tình trạng mỡ nội tạng, làm chậm lão hóa cơ thể.

Duk Sun (Theo Sundaymore)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022